Multimedia Đọc Báo in

4 nội dung chính giáo dục phòng, chống tham nhũng trong trường THPT

16:52, 16/12/2013
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục từ năm học 2013 - 2014, Bộ GD-ĐT xây dựng tài liệu “Giáo dục phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân cấp THPT”.
Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa
Tài liệu trang bị cho học sinh THPT những kiến thức về phòng, chống tham nhũng; qua đó nâng cao nhận thức cho học sinh về mục đích, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xây dựng được thái độ, ý thức đấu tranh, bài trừ tệ nạn tham nhũng trong xã hội.
 
Với mục tiêu đó, nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng được đưa vào dạy học trong các trường THPT tập trung vào các vấn đề sau: Khái niệm tham nhũng; những biểu hiện của tham nhũng; nguyên nhân, tác hại của tham nhũng đối với nhà nước và xã hội; thái độ ứng xử của học sinh đối với hành vi tham nhũng.
 
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, cấp THPT, nội dung phòng, chống tham nhũng được tích hợp, lồng ghép vào môn học Giáo dục công dân với thời lượng tương đương 6 tiết (được phân bổ trong 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12).
 
Bộ đề nghị các Sở GD-ĐT căn cứ công văn hướng dẫn và tài liệu gợi ý để chỉ đạo các trường THPT thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Nội dung tài liệu tải từ trang thông tin điện tử của Bộ.
 
Nguồn GD&TĐ
 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.