Multimedia Đọc Báo in

Sở GD-ĐT sơ kết Kế hoạch hành động bình đẳng giới và Tiểu đề án 2 trong hệ thống các trường học giai đoạn 2010-2013

14:21, 24/12/2013

Ngày 24-12, Sở GD-ĐT tổ chức Hội nghị sơ kết Kế hoạch hành động bình đẳng giới và Tiểu đề án 2 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trong hệ thống các trường học giai đoạn 2010-2013.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
 
Toàn ngành Giáo dục hiện có 33.190 cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV), trong đó nữ  CB, GV, NV là 22.473 người (chiếm 70%). Tỷ lệ học sinh nữ đến trường tăng hằng năm. Cụ thể năm học 2010 - 2011 số học sinh nữ đến trường chiếm 45,3% tổng số học sinh, năm học 2011-2012 là 46,15% và năm học 2012-2013 là 46,35%. Tỷ lệ biết chữ của nữ giới trong độ tuổi từ 15 đến 40 tuổi đạt 95,95%. Đặc biệt, đảng viên nữ chiếm hơn 50% tổng số đảng viên trong toàn ngành. Giai đoạn 2010-2013,  cùng với tạo điều kiện để phụ nữ tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, chính trị, văn hóa-thông tin, gia đình….
 
Thực hiện Tiểu đề án 2, Sở GD-ĐT đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống trường học đến 100% cơ sở giáo dục trong tỉnh. Đặc biệt tổ chức thành công Cuộc thi viết “Từ hình ảnh người mẹ suy nghĩ về  vai trò người phụ  nữ Việt Nam trong gia đình”. 
 
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nguyễn Đức Trản tặng Giấy khen các tập thể
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nguyễn Đức Trản tặng Giấy khen các tập thể đạt thành tích xuất sắc 

Nhân dịp này, Sở GD-ĐT đã tặng Giấy khen 7 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Kế hoạch hành động bình đẳng giới và Tiểu đề án 2 giai đoạn 2010-2013.

 Nguyên Hoa 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.