Multimedia Đọc Báo in

Hội nghị trực tuyến giao ban vùng 4 lần thứ nhất năm học 2013-2014

17:21, 03/01/2014

Ngày 3-1, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban vùng 4 lần thứ nhất năm học 2013-2014 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý.

Tham dự tại điểm cầu Dak Lak có lãnh đạo Sở GD-ĐT các tỉnh: Dak Lak, Khánh Hòa, Gia Lai, Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Ngãi, Dak Lak, Phú Yên, Dak Nông, Bình Định và Lâm Đồng.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Hiện toàn vùng có 6.231 trường học các cấp, với 94.561 lớp, 2.758.156 học sinh (HS), giảm 1.828 em so với năm học trước. Riêng tỉnh Dak Lak số lượng HS mầm non và THPT tăng nhiều nhất vùng. Tổng biên chế cán bộ, giáo viên (GV), nhân viên toàn vùng là 202.588 người, trong đó có 158.237 GV. Tỷ lệ GV đạt Chuẩn là 96,55%, trên Chuẩn 43,13%. Về cơ bản tỷ lệ GV/lớp của toàn vùng bảo đảm theo quy định. Tuy nhiên xét từng tỉnh vẫn còn bất cập ở các cấp học, bậc học. Cụ thể, tỉnh Kon Tum có tỷ lệ GV mầm non thấp nhất (1,12 GV/lớp), Lâm Đồng có tỷ lệ GV tiểu học thấp nhất (1,23 GV/lớp), Phú Yên có tỷ lệ GV THCS thấp nhất (0,85 GV/lớp), Bình Định có tỷ lệ GV THPT thấp nhất (1,89 GV/lớp).

Năm học 2013-2014, các tỉnh vùng 4 đã được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Song toàn vùng vẫn còn 1.062 phòng học tạm, nhiều phòng học xuống cấp chưa được sửa chữa, nâng cấp; số phòng chức năng, thư viện, thí nghiệm còn thiếu… Đến cuối năm 2013, toàn vùng có 1.839 trường học đạt Chuẩn quốc gia, đạt 29,56%, tăng 199 trường so với năm 2012, Dak Lak tăng nhiều nhất với 29 trường.

Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Khánh Hòa chia sẻ kinh nghiệm
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Khánh Hòa chia sẻ kinh nghiệm xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020

Tại Hội nghị, nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học đã được đại diện lãnh đạo các Sở GD-ĐT báo cáo với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý. Trong đó nổi cộm là tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiếu giáo viên cục bộ ở một số bộ môn đặc thù, khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền không đồng đều, việc tổ chức học 2 buổi/ngày gặp nhiều khó khăn … Vì vậy,  các địa phương đề nghị Bộ GD-ĐT cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý, GV luân chuyển công tác về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; tăng đầu tư kinh phí cho giáo dục mầm non để các tỉnh sớm hoàn thành Đề án Phổ cập Mầm non cho trẻ 5 tuổi đúng lộ trình; cần quy định cụ thể các khoản thu ngoài học phí được phép thu trong nhà trường làm căn cứ pháp lý tránh tình trạng lạm thu vào đầu mỗi năm học…


Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.