Multimedia Đọc Báo in

Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Cư M'gar): Thực hành tiết kiệm tự làm đồ dùng dạy học bằng các vật liệu phế thải

14:32, 17/06/2014
Để tiết kiệm kinh phí mua sắm các vật dụng, đồ chơi cho trẻ hằng năm, trong những năm qua, Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Cư M’gar) đã vận động giáo viên tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để sáng tạo làm đồ dùng và đồ chơi cho trẻ.
Một mô hình dùng để dạy do giáo viên Trường Mầm non  Hoa Hồng sáng tạo từ các vật liệu phế thải.
Một mô hình dùng để dạy do giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng sáng tạo từ các vật liệu phế thải.

Các nguyên vật liệu phế thải có thể tận dụng rất đa dạng như: lá cây khô, rơm, đá, sỏi, len-vải vụn, giấy gói quà, các loại chai lọ, vỏ hộp sữa, vỏ chai nước hoặc các loại chai chứa mỹ phẩm, xốp, xơ mướp, bìa lịch cũ, thùng giấy các tông, điện thoại hỏng… Tất cả đều được nhặt nhạnh, thu gom và dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo đã biến thành nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp và bắt mắt dành cho trẻ. Vỏ hộp sữa được sử dụng làm hàng rào trong các mô hình công viên hay biển đảo; vỏ chai dầu gội đầu cùng những miếng xốp và xơ mướp được các cô cắt tỉa, trang điểm thành các con vật ngộ nghĩnh dùng để dạy trong hoạt động góc, hoặc hoạt động làm quen với môn toán. Những vỏ chai sữa tắm, chai dầu ăn được cắt gọt, trang trí thành những cái xoong, cái phích nước; những cái ống hút, que kem đã bỏ đi được các cô tận dụng làm các bộ bàn ghế nhỏ xinh; những miếng vải vụn, len vụn được khâu thành những con rối dễ thương phục vụ trong hoạt động làm quen với văn học; cái gáo dừa, vỏ hộp bánh, ống tre, vỏ lon bia được tạo thành cái trống, cái phách phục cho hoạt động âm nhạc…

Từ những đồ dùng, đồ chơi này, 100% tiết dạy và các hoạt động của giáo viên trên lớp đều có đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú phù hợp với lứa tuổi. Theo thống kê, trong 3 năm qua, Trường Mầm non Hoa Hồng đã tận dụng từ các nguyên vật liệu phế thải làm được trên 800 đồ dùng, đồ chơi các loại với nhiều chủ đề khác nhau; qua đó đã tiết kiệm được khoảng 20,5 triệu đồng kinh phí mua sắm đồ chơi, đồ dùng dạy học… Các đồ chơi, đồ dùng dạy học do giáo viên nhà trường sáng tạo còn đoạt nhiều giải cao trong các đợt thi triển lãm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp huyện và tỉnh: giải Xuất sắc trong hội thi triển lãm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp huyện năm học 2011-2012;  giải B cấp tỉnh mô hình “Buôn làng em” và giải C với bộ đồ dùng âm nhạc. Đặc biệt, năm học 2013-2014 vừa qua, nhà trường đoạt giải Nhất tại triển lãm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp huyện, giải B cuộc thi cấp tỉnh về mô hình “biển đảo”…

 Văn Sơn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.