Multimedia Đọc Báo in

Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam giám sát việc thực hiện Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ

17:02, 26/05/2015

Ngày 26-5, Đoàn giám sát của Hội Khuyến học Việt Nam do ông Lương Ngọc Toản, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện Quyết định 281, ngày 20-2-2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. 

Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam làm việc với tỉnh về thực hiện Nghị quyết 281
Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh báo cáo kết quả triển khai thí điểm Quyết định 281
Thực hiện Quyết định 281, cùng với ban hành các văn bản hướng dẫn, Hội Khuyến học tỉnh đã mở các lớp tập huấn về xây dựng xã hội học tập cho cán bộ khuyến học cấp xã, phường thị, trấn; đồng thời phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức mít tinh phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2014” với sự tham gia của hơn 1.000 người. Cùng với đó, chọn 4 xã của 2 huyện Krông Pak và Cư M’gar là xã thí điểm của tỉnh xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” giai đoạn 2014-2015. Tương tự, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại cũng chọn mỗi địa phương 2 xã, phường, thị trấn tổ chức thí điểm. 
 
Đại diện Hội Khuyến học xã Ea Kênh (huyện Krông Pak) chia sẻ kinh nghiệm triển khai
Đại diện Hội Khuyến học xã Ea Kênh (huyện Krông Pak) chia sẻ kinh nghiệm triển khai thí điểm Quyết định 281
Theo đánh giá của Hội Khuyến học tỉnh, hầu hết các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện, đặc biệt một số cấp ủy Đảng có chương trình chỉ đạo cụ thể. Vì vậy, tuy mới triển khai thí điểm gần một năm và cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng đã đem lại hiệu quả bước đầu làm tiền đề triển khai đại trà vào năm 2016. Theo đại diện Hội Khuyến học các cấp, khó khăn lớn nhất khi triển khai Quyết  định 281 là kinh phí, vì vậy cần sớm phân bổ kinh phí để cơ sở thực hiện. Mặt khác cần để cấp cơ sở rút kinh nghiệm, trước khi triển khai đại trà quyết định này.
 
Nguyên Hoa 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.