Multimedia Đọc Báo in

Ban hành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

19:57, 07/09/2015

Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Khung năng lực tiếng Việt được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR, kết hợp với tình hình, điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng tiếng Việt cho người nước ngoài. Khung năng lực tiếng Việt được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6, tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).

Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được dùng để làm căn cứ thống nhất đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài; làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, biên soạn hoặc lựa chọn học liệu; xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo.

Đồng thời, làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt được các yêu cầu của chương trình đào tạo. Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu đối với từng trình độ năng lực tiếng Việt và tự đánh giá năng lực của mình; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16-10-2015.

Nguyên Hoa (Nguồn GD&TĐ)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.