Multimedia Đọc Báo in

Hơn 12 nghìn học sinh Êđê được học tiếng mẹ đẻ

20:43, 02/01/2016

Sở GD-ĐT vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án dạy tiếng Êđê trong trường phổ thông giai đoạn 2010 - 2015.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án, quy mô trường, lớp dạy tiếng Êđê ở các cấp học tăng đáng kể. Đến nay, bậc tiểu học có 105 trường, 597 lớp dạy tiếng Êđê cho 11.963 học sinh, tăng 29 trường, 100 lớp, 911 học sinh so với năm học 2010-2011; bậc trung học cơ sở có 13 trường dạy tiếng Êđê, với 38 lớp, 1.378 học sinh. Việc học tiếng Êđê đem lại tác dụng tích cực, góp phần duy trì sĩ số, hỗ trợ các em học sinh học các môn học khác tốt hơn.

Thời gian qua, để Đề án đạt kết quả, Sở đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng biên soạn, phát hành bộ sách tiếng Êđê cấp tiểu học thay thế sách thực nghiệm; biên soạn, in ấn các bộ tài liệu: sách bài tập, vở tập viết tiếng Êđê. Đồng thời tổ chức 5 lớp tập huấn phương pháp giảng dạy tiếng Êđê cho 224 cán bộ phụ trách và giáo viên tham gia; mở lớp đào tạo tiếng Êđê theo hình thức cử tuyển cho 52 giáo viên người Êđê đang công tác tại các trường tiểu học trong tỉnh.

Đại biểu tìm hiểu sách giáo khoa và tài liệu bổ trợ dạy tiếng Êđê.
Đại biểu tìm hiểu sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng Êđê.

Hội nghị cũng chỉ rõ, tuy quy mô trường, lớp dạy tiếng Êđê ở cấp tiểu học tăng 5% so với chỉ tiêu Đề án, nhưng toàn tỉnh vẫn còn 40/145 trường có đông học sinh Êđê chưa triển khai dạy tiếng Êđê (chiếm tỷ lệ 27,6%). Nguyên nhân là do chưa bảo đảm cơ sở vật chất, thiếu giáo viên Êđê. Ngoài ra, việc dạy tiếng Êđê trong trường phổ thông hiện nay còn những khó khăn: bậc trung học cơ sở vẫn đang dạy sách giáo khoa thực nghiệm; thiếu giáo viên dạy tiếng Êđê được đào tạo đúng chuyên môn; chế độ, chính sách cho giáo viên dạy tiếng dân tộc vẫn còn bất cập...

Các tập thể, cá nhân vinh dự nhận Giấy khen của Sở GD-ĐT.
Các tập thể, cá nhân vinh dự nhận Giấy khen của Sở GD-ĐT.

Tại Hội nghị tổng kết, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 4 tập thể, 5 cá nhân; Sở GD-ĐT tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 7 cá nhân có thành tích xuất sắc về khai dạy tiếng Êđê trong trường phổ thông giai đoạn 2010-2015.
 

Nguyên Hoa

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.