Multimedia Đọc Báo in

Các trường trung cấp chuyên nghiệp gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh

12:40, 30/10/2016
Chiều 28-10, Sở GD-ĐT tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 khối Giáo dục chuyên nghiệp. 

Năm học này, các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; rà soát lại quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; nâng cao năng lực nhà giáo và cán bộ quản lý; đổi mới chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực người học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý; mở rộng hội nhập quốc tế để đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 trường và phân hiệu trường TCCN đang tuyển sinh, đào tạo 51/52 mã ngành trình độ TCCN. Năm học 2015-2016, các trường được giao 7.640 chỉ tiêu, nhưng đến cuối năm 2015 chỉ tuyển được 4.064 học sinh (đạt tỷ lệ 53,20%); trong đó có 988 học sinh là người dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các trường còn liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp cho hơn 1.911 học sinh, sinh viên (đạt tỷ lệ 31,59%); tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp TCCN cho 2.996 học sinh. 

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Hữu Thành Cát phát biểu tại Hội nghị.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Hữu Thành Cát phát biểu tại Hội nghị.
 
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, hiện nay công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, hầu như không tuyển đủ chỉ tiêu, nhất là các trường chỉ đào tạo khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật. Do đó, các trường mong muốn Nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm hiện đại hóa hệ thống đào tạo TCCN công lập; hỗ trợ ngân sách đào tạo trình độ TCCN để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học, góp phần phân luồng học sinh sau THCS. 
 
Nguyên Hoa

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.