Multimedia Đọc Báo in

Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

14:12, 14/09/2019

Năm học mới lại bắt đầu và ngay sau lễ khai giảng, nhiều hình ảnh, clip về “ngày đầu tiên đi học” của các em học sinh với nhiều biểu cảm khác nhau được lan truyền rộng rãi. Trong đó, đặc biệt và ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh cách đón chào học sinh vào lớp của các cô giáo mầm non ở một số trường đã "đốn tim" nhiều độc giả.

Theo đó, thay vì chỉ khoanh tay chào các cô trước khi vào lớp một cách có lệ và như "b‌ắt buộc" trước đây thì các bé sẽ được lựa chọn cách chào hỏi thông qua hình ảnh như: đập tay, bắt tay, nhún nhảy hoặc ôm, sau đó cô giáo sẽ thực hiện đón vào lớp bằng hành động theo yêu cầu của bé. Và cái ôm, cái đập tay với học sinh này vừa không mất nhiều thời gian của các cô, tiền bạc của nhà trường nhưng lại có thể giúp các bé biểu hiện những cảm xúc tích cực với cô giáo khi ở trường cũng như với bố mẹ, người thân khi về nhà. Hơn thế nữa, chỉ vài phút ngắn ngủi đó, các cô đã mang lại rất nhiều niềm vui, hạnh phúc, sự tự tin, hứng khởi cũng như k‌ích t‌hích trẻ thỏa sức sáng tạo, thoải mái... trong một ngày dài ở trường.

Giờ học của cô trò Trường Mầm non Tư thục Âu Lạc (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana).
Giờ học của cô trò Trường Mầm non Tư thục Âu Lạc (thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana).

Sau khi đoạn clip được lan truyền, nhiều phụ huynh không chỉ bày tỏ sự thích thú với màn chào hỏi đặc biệt này mà còn bày tỏ mong muốn các trường học, nhất là các trường mầm non học tập cách làm này để các cháu không còn sợ hãi, khóc lóc khi đến trường. Cùng với đó phụ huynh cũng yên tâm hơn nếu con mình vui vẻ và nhận được sự yêu thương của các thầy cô giáo.

Có thể nói, cách chào hỏi này đối với nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới không phải là điều mới lạ, nhưng ở Việt Nam, việc đưa mô hình này vào lớp học, nhất là ở các trường mầm non quả thật cần được áp dụng rộng rãi và thực hiện thường xuyên. Bởi cách làm này không chỉ tạo sự phấn khởi cho học sinh, yên tâm cho phụ huynh mà nó còn mang lại lợi ích cho giáo viên vì một khi các thầy cô quan tâm, đối xử với trẻ bằng tình cảm yêu thương chân thành thì đáp lại trẻ sẽ yêu quý và phụ huynh sẽ thực sự tin tưởng, theo đó giá trị của nghề giáo càng được trân trọng.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.