Multimedia Đọc Báo in

Mãi mãi là thầy

09:44, 22/11/2020

Khi nói đến một người không còn đương chức hoặc đã nghỉ hưu, người ta thường dùng từ “cựu” trước chức danh hoặc công việc mà người đó đã từng đảm nhiệm, ví dụ: cựu chủ tịch, cựu sinh viên, cựu nhân viên…

“Cựu”, theo từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh, tức là cũ, xưa. Khác với “nguyên”đầu, bắt đầu, vốn. Một thời, có lẽ do bị ám ảnh bởi cái gì của phong kiến, thực dân đều là xấu cả nên người ta kiêng dùng từ cựu vì cựu gắn liền với cũ mà cũ thì dứt khoát dính đến anh phong kiến thực dân (!). Cho nên một ông bộ trưởng đã thôi chức từ lâu, người ta vẫn gọi là nguyên bộ trưởng. Thế có nghịch lý không chứ? Nhưng do áp lực ý chí, dùng lâu thành quen nên dù biết là sai mà vẫn cứ dùng. Các vị không còn tại chức nữa, nguyên hay cựu nào có giá trị gì. Thôi thì gọi thế nào cũng được, chẳng vì thế mà các vị oai hơn hay kém danh giá đi.

Ảnh: Nguyên Hoa
  Thầy giáo Trường Tiểu học Đinh Núp ở xã Ea Yiêng (huyện Krông Pắc) cần mẫn rèn các em học sinh dân tộc thiểu số từng nét chữ. Ảnh: Nguyên Hoa

Nhưng có một nghề, và những người làm nghề đó dù đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác, người ta không gọi cựu cũng không gọi nguyên. Đó là nghề dạy học. Chẳng ai gặp thầy cô dạy mình năm xưa mà lại chào hay giới thiệu với bạn bè đây là cựu thầy, nguyên cô cả. Vẫn là thầy, là cô cho dù đã đầu bạc răng long, cho dù cả thầy và trò đều đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, cho dù mình không học thầy một giờ nào. Hai tiếng “thưa thầy”, “chào thầy” cứ ngân lên trong tim mọi người, để rồi gặp thầy từ xa đã cúi đầu lễ phép.

Làm thầy, không bao giờ cũ. Không có khái niệm cựu hay nguyên ở đây. Trong thâm tâm mỗi người, thầy mãi mãi là thầy như thuở nào cầm tay mình nắn nót từng con chữ.

Nguyễn Duy Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.