Multimedia Đọc Báo in

Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 6 năm học 2021 - 2022

17:15, 01/06/2021
Ngày 31-5, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh.
 
Theo đó, danh mục SGK lớp 6 năm học 2021 – 2022 gồm 21 sách, hầu hết được chọn từ hai bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam.
 
Trong đó, các sách: Ngữ văn tập 1, tập 2; Toán tập 1, tập 2; Giáo dục công dân; Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý; Công nghệ; Âm nhạc; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được chọn đồng thời từ hai bộ sách trên.
 
Một tiết dạy học của cô và trò Trường THCS Ngô Mây (huyện Cư Mgar).
Một tiết dạy học của cô và trò Trường THCS Ngô Mây (huyện Cư M'gar).

 

SGK các môn: Tin học; Mỹ thuật; Giáo dục thể chất được chọn từ bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Riêng sách tiếng Anh được chọn 2 đầu sách là: Friends Plus của NXB Giáo dục Việt Nam và i-Learn Smart World của NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Căn cứ trên danh mục SGK đã được phê duyệt, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh sẽ lựa chọn một bộ SGK với đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục để sử dụng chính thức cho trường mình, thông báo đến phụ huynh biết để mua cho con em. Sở yêu cầu việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch bài dạy của giáo viên phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Ngoài ra, để đảm bảo tiến độ cung ứng sách, Sở GD-ĐT đề nghị Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học Đắk Lắk dựa trên danh mục SGK đã được phê duyệt, có kế hoạch cung ứng kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều có đủ SGK trước khi bước vào năm học mới.

 
Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.