Multimedia Đọc Báo in

Tin thế giới qua ảnh

15:18, 16/09/2010
Luật cấm phụ nữ che mặt tại nơi công cộng sắp có hiệu lực tại Pháp; Nhiều dân thường Iraq chết trong vụ tấn công của lính Mỹ; Chile thiết kế khoang trợ sinh hình nhộng cứu thợ mỏ;...
Theo AP, với 246 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Thượng viện Pháp ngày 14-9 đã thông qua Luật cấm phụ nữ mặc trang phục trùm kín mặt kiểu Hồi giáo (burqua) trên đường phố và tại những nơi công cộng khác. Hạ viện Pháp cũng đã thông qua dự luật này vào tháng 7. Nếu áp dụng, Pháp sẽ là nước đầu tiên tại châu Âu có luật này. Nhiều người Hồi giáo cho rằng luật mới nhắm vào tôn giáo lớn thứ hai này ở Pháp nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chống Hồi giáo. Bỉ cũng đang xem xét đưa ra dự luật tương tự.
Theo AP, với 246 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Thượng viện Pháp ngày 14-9 đã thông qua Luật cấm phụ nữ mặc trang phục trùm kín mặt kiểu Hồi giáo (burqua) trên đường phố và tại những nơi công cộng khác. Hạ viện Pháp cũng đã thông qua dự luật này vào tháng 7. Nếu áp dụng, Pháp sẽ là nước đầu tiên tại châu Âu có luật này. Nhiều người Hồi giáo cho rằng luật mới nhắm vào tôn giáo lớn thứ hai này ở Pháp nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chống Hồi giáo. Bỉ cũng đang xem xét đưa ra dự luật tương tự.
Ngày 15-9, ít nhất 7 dân thường và 2 binh sỹ Iraq thiệt mạng, 4 người bị thương trong cuộc tấn công của lực lượng Mỹ và Iraq nhằm vào phiến quân ở thành phố Fallujah, tỉnh Anbar. Vụ đụng độ xảy ra khi các tay súng phiến quân bắn trả. An ninh tại Fallujah được thắt chặt với lệnh cấm các phương tiện giao thông ra vào thành phố. Người phát ngôn của quân đội Mỹ Bryan Woods thừa nhận vụ tấn công trên và cho biết sẽ có một cuộc điều tra đối với vụ việc này.
Ngày 15-9, ít nhất 7 dân thường và 2 binh sĩ Iraq thiệt mạng, 4 người bị thương trong cuộc tấn công của lực lượng Mỹ và Iraq nhằm vào phiến quân ở thành phố Fallujah, tỉnh Anbar. Vụ đụng độ xảy ra khi các tay súng phiến quân bắn trả. An ninh tại Fallujah được thắt chặt với lệnh cấm các phương tiện giao thông ra vào thành phố. Người phát ngôn của quân đội Mỹ Bryan Woods thừa nhận vụ tấn công trên và cho biết sẽ có một cuộc điều tra đối với vụ việc này.
Các nhà chức trách Chile đã phê chuẩn dự án thiết kế một khoang trợ sinh hình con nhộng để giải cứu 33 thợ mỏ bị mắc kẹt sâu 700m dưới sa mạc Atacama. 33 công nhân bị mắc kẹt tại mỏ San Jose thuộc miền bắc Chile dự kiến sẽ phải chợ đợi khoảng từ 3-4 tháng trước khi được trèo lên một thiết bị hình con nhộng để đi lên. Hành trình từ nơi họ bị mắc kẹt lên mặt đất sẽ mất ít nhất 1 tiếng. Một nhóm kỹ sư của Hải quân Chile sẽ bắt đầu chế tạo khoang cứu hộ sau khi được giới chức Chile phê chuẩn bản thiết kế.
Các nhà chức trách Chile đã phê chuẩn dự án thiết kế một khoang trợ sinh hình con nhộng để giải cứu 33 thợ mỏ bị mắc kẹt sâu 700m dưới sa mạc Atacama. 33 công nhân bị mắc kẹt tại mỏ San Jose thuộc miền bắc Chile dự kiến sẽ phải chờ đợi khoảng từ 3-4 tháng trước khi được trèo lên một thiết bị hình con nhộng để đi lên. Hành trình từ nơi họ bị mắc kẹt lên mặt đất sẽ mất ít nhất 1 giờ. Một nhóm kỹ sư của Hải quân Chile sẽ bắt đầu chế tạo khoang cứu hộ sau khi được giới chức Chile phê chuẩn bản thiết kế.
Ngày 15-9, Nga và Na Uy đã ký hiệp định biên giới tại khu vực Bắc Cực nhằm mở đường cho các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tại đây đồng thời đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt 40 năm qua. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thu tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã chứng kiến lễ ký hiệp định tại Murmansk, một thành phố cảng trên biển Barent, gần biên giới bờ Bắc vành đai Bắc Cực của Na Uy.
Ngày 15-9, Nga và Na Uy đã ký hiệp định biên giới tại khu vực Bắc Cực nhằm mở đường cho các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt tại đây; đồng thời đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài suốt 40 năm qua. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thu tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã chứng kiến lễ ký hiệp định tại Murmansk, một thành phố cảng trên biển Barent, gần biên giới bờ Bắc vành đai Bắc Cực của Na Uy.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc