Multimedia Đọc Báo in

Nước Pháp tê liệt vì đình công

23:05, 21/10/2010
Việc thiếu hụt xăng dầu cùng với nạn bạo lực gia tăng do những sinh viên gây ra đã khiến cho cuộc đối đầu giữa chính phủ Pháp và các công đoàn về vấn đề cải cách hệ thống hưu trí thêm trầm trọng.
Những cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp đã trở thành bạo động dữ dội trên đường phố tại nhiều thành phố khi thanh niên tham gia hỗn chiến với cảnh sát. Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy bỏ, dòng người xếp hàng rồng rắn trước các cây xăng dài ra hơn và dịch vụ đường sắt trong nhiều vùng ở Pháp đã giảm tới 50%. Nhiều cửa hàng bị phá vỡ cửa kính. Nhiều xe và vỏ xe bị đốt trên đường phố. Những người biểu tình phong tỏa sân bay Marseille, xe tải nuối đuôi nhau trên đường cao tốc. Một phần tư trạm xăng của cả nước bị hết xăng. Tại Marseille, hàng trăm công nhân chặn mọi lối đi vào sân bay trong vòng 3 giờ đồng hồ. Hành khách chất đống hành lý trên những lối ra cổng bị chặn, trước khi cảnh sát tới và đám đông giải tán. Những người biểu tình trong xe hơi và xe tải cũng phong tỏa các con đường cao tốc trên cả nước, từ Calais ở phía bắc tới Pyrenees ở phía nam. Bạo động đã bùng nổ dữ dội ở khu ngoại ô thành phố Nanterre và thành phố lớn thứ hai của Pháp là Lyon. Các quan sát viên cho rằng, cảnh sát ở những nơi này không sao ngăn được tình trạng hỗn loạn. Sân bay Orly đã bị những người mặc áo phản quang và vẫy cờ của các liên đoàn lao động phong tỏa. Giới chức tại sân bay nhìn nhận, sẽ có khó khăn nghiêm trọng cho hoạt động của sân bay. Tại sân bay Charles de Gaulle phía bắc Paris, nhiều người đã xông vào, phá vỡ hàng rào của cảnh sát. Các sân bay ở Clermont-Ferrand ở phía nam, các sân bay của những thành phố nổi tiếng Nice và Nantes đều lâm vào tình cảnh tương tự. Hệ thống giao thông vận tải công cộng cũng bị xáo trộn do một bộ phận nhân viên ngành xe lửa vẫn tiếp tục đình công.
Biểu tình phản đối kế hoạch cải cách hệ thống trợ cấp hưu trí tại thành phố Lille
Biểu tình phản đối kế hoạch cải cách hệ thống trợ cấp hưu trí tại thành phố Lille
Chính phủ Pháp - cũng như các chính phủ đang nợ đầm đìa khác tại châu Âu - cho rằng việc kéo dài tuổi về hưu và cải tổ hệ thống trả lương hưu là thiết yếu để đảm bảo cho thế hệ tương lai cũng được nhận hưu bổng. Trong khi các tổ chức công đoàn Pháp thì tuyên bố tầng lớp lao động đang bị trừng phạt bất công vì việc cải cách lương hưu và chính phủ cần tìm tiền cho hệ thống hưu bổng này từ nơi khác. Những tổ chức lao động này cho rằng kế hoạch cải tổ hưu bổng của chính phủ là gây bất lợi cho những người lao động.
Cảnh sát ở thành phố gần Paris dùng đạn hơi cay giải tán biểu tình
Cảnh sát ở thành phố gần Paris dùng đạn hơi cay giải tán biểu tình
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng ngày 20-10, Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố sẽ không để nước Pháp rơi vào tình trạng "tê liệt" và cảnh báo rằng làn sóng bãi công, biểu tình kéo dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Pháp. Người đứng đầu Nhà nước Pháp một lần nữa khẳng định lập trường kiên quyết theo đuổi kế hoạch cải cách hệ thống hưu trí. Ông cho rằng đó mới là chìa khóa để tháo gỡ những khó khăn về thâm hụt ngân sách của Pháp hiện nay và là bước quan trọng để khôi phục nền kinh tế, vốn bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
Người lao động biểu tình phản đối chính phủ tại Marseille
Người lao động biểu tình phản đối chính phủ tại Marseille
Trong tuần qua đã có 1.423 người biểu tình bị bắt do gây rối bạo động và có 62 cảnh sát Pháp bị thương.
Cảnh sát bảo vệ lối vào kho xăng dầu Fos- sur- Mer gần Marseille
Cảnh sát bảo vệ lối vào kho xăng dầu Fos- sur- Mer gần Marseille
Theo kế hoạch, ngày 21-10, Thượng viện Pháp tiến hành bỏ phiếu về dự luật cải cách hệ thống hưu trí do chính phủ đề xướng. Nếu được Thượng viện thông qua, dự luật này sẽ chính thức có hiệu lực, bởi trước đó dự luật đã được Hạ viện thông qua.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc