Multimedia Đọc Báo in

Tin thế giới qua ảnh

11:18, 30/10/2010
Nga phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava; Nhật Bản, Mỹ thử nghiệm chung tên lửa phòng thủ; Cơ quan tình báo Anh công khai nói về hoạt động;…
Rạng sáng 29-10, Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava lần thứ 14 từ tàu ngầm nguyên tử chiến lược mang tên Dmitry Donskoi. Tên lửa Bulava đã được phóng đi từ Biển Trắng và đã bắn trúng mục tiêu giả định tại trường bắn Kura thuộc bán đảo Kamchatka. Tên lửa Bulava có thể mang 6-10 đầu đạn hạt nhân siêu thanh, có khả năng tự thay đổi độ cao và hướng bay, có thể tiêu diệt các mục tiêu cách xa 8.000km. Tên lửa này được coi là cơ sở lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Nga trong tương lai.
Rạng sáng 29-10, Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava lần thứ 14 từ tàu ngầm nguyên tử chiến lược mang tên Dmitry Donskoi. Tên lửa Bulava đã được phóng đi từ Biển Trắng và đã bắn trúng mục tiêu giả định tại trường bắn Kura thuộc bán đảo Kamchatka. Tên lửa Bulava có thể mang 6-10 đầu đạn hạt nhân siêu thanh, có khả năng tự thay đổi độ cao và hướng bay, có thể tiêu diệt các mục tiêu cách xa 8.000km. Tên lửa này được coi là cơ sở lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Nga trong tương lai.
Các giới chức quân sự Mỹ và Nhật Bản vừa thông báo quân đội hai nước đã thử thành công một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Thái Bình Dương. Vụ thử được thực hiện hôm 28/10 cách bờ biển đảo Kauai thuộc Hawaii 100 km. Tên lửa mục tiêu được phóng đi từ một cơ sở quân sự Mỹ trên đảo Kauai và được khu trục hạm hải quân Nhật Bản là JS Kirishima theo dõi. Chiếc Kirishima đã phóng một tên lửa nghênh cản và bắn trúng mục tiêu khoảng 160 km trên Thái Bình Dương. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa quân đội Mỹ gọi vụ thử này là một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa giữa hai quốc gia
Các giới chức quân sự Mỹ và Nhật Bản vừa thông báo quân đội hai nước đã thử thành công một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Thái Bình Dương. Vụ thử được thực hiện hôm 28-10, cách bờ biển đảo Kauai thuộc Hawaii 100 km. Tên lửa mục tiêu được phóng đi từ một cơ sở quân sự Mỹ trên đảo Kauai và được khu trục hạm hải quân Nhật Bản là JS Kirishima theo dõi. Chiếc Kirishima đã phóng một tên lửa nghênh cản và bắn trúng mục tiêu khoảng 160 km trên Thái Bình Dương. Cơ quan Phòng thủ Tên lửa quân đội Mỹ gọi vụ thử này là một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa giữa hai quốc gia
Cơ quan phản gián Anh (MI6) đã có sự thay đổi lớn với việc tổ chức này lần đầu tiên trong lịch sử phát triển công khai nói về hoạt động của mình trước công chúng. Động thái này nằm trong kế hoạch quảng bá hình ảnh và bác bỏ những cáo buộc cho rằng MI6 "thông đồng" với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tra tấn nghi can khủng bố ở nước ngoài. MI6 tồn tại từ hơn 100 năm nay với tên gọi ban đầu là Cơ quan tình báo bí mật (SIS). Các hoạt động của cơ quan này thường bí mật đến mức phải đến năm 1992 mới được Chính phủ Anh chính thức công nhận.
Cơ quan phản gián Anh (MI6) đã có sự thay đổi lớn với việc tổ chức này lần đầu tiên trong lịch sử phát triển công khai nói về hoạt động của mình trước công chúng. Động thái này nằm trong kế hoạch quảng bá hình ảnh và bác bỏ những cáo buộc cho rằng MI6 "thông đồng" với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tra tấn nghi can khủng bố ở nước ngoài. MI6 tồn tại từ hơn 100 năm nay với tên gọi ban đầu là Cơ quan Tình báo bí mật (SIS). Các hoạt động của cơ quan này thường bí mật đến mức phải đến năm 1992 mới được Chính phủ Anh chính thức công nhận.
Một chiếc trực thăng chở 4 người đang làm việc cho một trạm nghiên cứu của Pháp đã mất tích trong thời tiết xấu ở Nam Cực sau khi phát tín hiệu khẩn cấp. Một tuyên bố từ chính quyền khu vực cho hay tín hiệu cầu cứu được gửi đi từ một cánh đồng băng vào tối 28-10, cách trạm nghiên cứu Dumont-d’Urville ở miền nam nước Pháp thuộc Nam Cực khoảng 100km. Thời tiết xấu đã buộc một trực thăng được cử tới khu vực để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích và các hành khách đã phải quay trở lại, nhưng chiến dịch sẽ được nối lại tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Một chiếc trực thăng chở 4 người đang làm việc cho một trạm nghiên cứu của Pháp đã mất tích trong thời tiết xấu ở Nam Cực sau khi phát tín hiệu khẩn cấp. Một tuyên bố từ chính quyền khu vực cho hay tín hiệu cầu cứu được gửi đi từ một cánh đồng băng vào tối 28-10, cách trạm nghiên cứu Dumont-d’Urville ở miền nam nước Pháp thuộc Nam Cực khoảng 100km. Thời tiết xấu đã buộc một trực thăng được cử tới khu vực để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích và các hành khách đã phải quay trở lại, nhưng chiến dịch sẽ được nối lại tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
G.N (Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc