Multimedia Đọc Báo in

Thành tựu mới về cấy ghép nội tạng

14:44, 10/07/2010

1. Sử dụng nội tạng động vật cấy ghép cho con người
  

 

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nội tạng hiến tặng chữa bệnh, các nhà khoa học hiện đang tiến hành nghiên cứu sử dụng các bộ phận nội tạng của động vật để thay thế, nhất là những bộ phận có kích thước và chức năng tương tự. Đi đầu dự án này là các chuyên gia ở ĐH Bệnh viện St. Alfred Hospital (SAH), Melbourne (Australia) đã sản xuất thành công phổi lợn, thực chất là tăng cường sinh học, gọi nôm na là thiết kế lại để nó đảm nhận chức năng bơm máu thay cho những lá phổi bị sự cố của người bệnh. Việc dùng phổi lợn cho người là vì nó có cùng kích thước, hình dạng và nhiều tính năng khác. Để tạo được sản phẩm nói trên các chuyên gia ở SAH đã loại bỏ ADN hay còn gọi là gen Gal, thủ phạm cản trở tính tương thích khi cấy ghép. Thử nghiệm lắp vào cho máy thở nhân tạo và phát hiện thấy máu thiếu ôxy bắt đầu được bơm qua phổi và đầu ra là máu giàu ôxy. Đây là thành công ban đầu mở ra triển vọng mới trong lĩnh vực áp dụng cấy ghép cho con người, tuy thành công song cũng phải mất 5-10 năm nữa mới có thể áp dụng cho con người được .
2. Tái hoạt động trở lại cho tim đã chết

 


   Tạp chí Y học tự nhiên (NM) của Mỹ số ra gần đây đăng tải một nghiên cứu rất đặc biệt của  bà Doris Taylor, Giám đốc Trung tâm phục hồi tim ở ĐH Minnesota, đã tái hoạt động trở lại cho một trái tim đã chết của một con chuột. Trong dự án này, bà Doris đã rửa sạch tim chuột chết bằng dung dịch cho đến khi các tế bào bị rửa trôi, chỉ còn lại bộ khung, sau đó bơm vào tim kiểu giàn giáo này các tế bào tim của những con chuột mới sinh và chờ đợi. Kết quả, 4 ngày sau các tế bào này phát triển và hoạt động trở lại. Nghiên cứu trên mở ra một triển vọng mới trong việc điều trị bệnh tim cho con người cũng như cải tiến để chữa bệnh khác như thận, phổi hoặc gan.
3. Phương pháp mới sản xuất các bộ phận nội tạng con người

 

Từ lâu việc nuôi trồng các bộ phận nội tạng con người gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như truyền các tế bào da vào cho các tế bào nội tạng thông qua kỹ thuật 2D. Mới đây, các chuyên gia ở ĐH Rice (Mỹ) đã tạo ra phương pháp mới, phun các tế bào cùng với tác nhân gel kim loại, tạo ra các tế bào phát triển dưới dạng huyền phù trong trường từ tính 3 chiều. Với khung giàn giáo kiểu này, các bộ phận cơ thể phát triển theo đúng kích thước ấn định mà không cần thêm các vật liệu ngoại lai.
4. Tạo thành công gan chuột
   Bệnh gan là căn bệnh có tỷ lệ tử vong xếp thứ 2 trên thế giới hiện nay, số người mắc bệnh không giảm trong khi đó lượng gan hiến tặng đang có chiều hướng khan hiếm, nguyên nhân chủ yếu là không tương thích. Nhằm khắc phục thực trạng trên, các chuyên gia Bệnh viện Massachussett (Mỹ) mới đây đã thành công trong việc tạo ra gan chức năng dùng cho chuột. Thực chất đây không phải là gan mới hoàn toàn mà nó được tạo trên nền "giàn giáo" của một gan hiến tặng, các tế bào gan hiến tặng  được làm sạch, loại bỏ và thay vào đó là các tế bào gan mới khỏe mạnh cũng như các chi tiết khác để nó phát triển thành lá gan hoàn chỉnh, có cả các mạch máu cũng như các thành phần quan trọng khác với thời gian dài tới 10 ngày, sau đó cấy ghép trở lại cho chuột và chỉ sau 8 giờ chuột đã tỉnh trở lại. Thành công nói trên mở ra triển vọng mới cho việc cấy ghép gan trong tương lai, phù hợp với thể trạng của từng người, khắc phục tình trạng đào thải như hiện nay.

 

K.N ( Theo PS - 16/ 6/2010)

 


Ý kiến bạn đọc