Multimedia Đọc Báo in

Hé lộ những con số về thảm họa vũ trụ

22:26, 16/04/2011

Con người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc chinh phục vũ trụ, nhưng chính con người cũng đã phải trả giá quá đắt cho những sai lầm, thiếu sót trong công cuộc chạy đua và chinh phục vũ trụ.

Phi hành đoàn tàu Colombia.
Phi hành đoàn tàu Colombia.

1. Nhà du hành vũ trụ người Nga, Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ đã bị tử nạn khi đang tập lái máy bay MIG-15, nguyên nhân chính là do tầm nhìn bị che khuất bởi mây mù gây ra.

2. Có tới trên 200 người bị tử nạn trong vụ hỏa tiễn R-16 nổ tại Trung tâm Hàng không vũ trụ Baikonur ngày 24-10-1960. Bí mật này được giữ kín cho đến khi Nhà nước Liên Xô tan rã hồi đầu thập niên 90 ở thế kỷ trước.

3. Mặc dù có tên trong danh sách kế cận Gagarin để bay vào vũ trụ, G.G.Nelyubov lại là phi hành gia ưa rượu chè, từng bị quân cảnh phát hiện trong trạng thái say rượu, bị bắt quả tang song lại từ chối xin lỗi và khắc phục hậu quả, cuối cùng đã bị gạch tên và sa thải khỏi phi hành đoàn và 5 năm sau đã tìm cách quyên sinh.

4. Năm 1967, Vladimir M.Komarov là phi hành gia đầu tiên tử nạn trên chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz 1 do dù không mở.

5. Ba thành viên của tàu Soyuz 11 đã bị chết ngạt  ngày 30-6-1971 do lỗi của van không khí, đây là vụ tai nạn 3 người duy nhất chết trên vũ trụ.

6. Sau năm 1971, tàu Soyuz còn gặp nhiều sự cố khác. Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) còn mất 2 trong số 4 tàu du hành với tổng số 11 người bị thiệt mạng.

7. Ngày 27-1-1967 tàu Apollo 1 tự bốc cháy, ngày 28-1-1986 tàu Challenger nổ tung và ngày 1-2-2003 tàu Columbia cũng gặp sự cố tương tự.

8. Năm 1961, nhà du hành vũ trụ Gus Grissim suýt bị chết đuối khi tàu vũ trụ LiberTyBell bị sự cố làm Gus Grissom rơi xuống biển và sau đó phao cứu hộ bị hỏng.

9. Sáu năm sau, cùng với 2 nhà du hành vũ trụ khác là Ed White và Royer Chaffee, Gus Grissom đã bị tử nạn khi tàu Appol 1 bị bốc cháy.

10. Tàu nghiên cứu vũ trụ Mars Climite Orbiter nghiên cứu sao Hỏa trị giá 125 triệu USD đã gặp tai nạn đâm vào cao nguyên Red Planet, lý do của vụ tai nạn này là do Phân ban nghiên cứu thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory sử dụng hệ đo lường mét, trong khi đó kỹ sư thao tác nơi chế tạo hãng  Lockheed Martin lại sử dụng hệ đo lường là feet và pound (cân Anh).

11. Chuyến bay của tàu Apollo - Soyoz phải hoãn lại hồi năm 1975 là do tất cả phi hành đoàn đã bị ngộ độc khí Nitrogen tetroxide do lỗi của phi công Vance Brand không biết xử lý động cơ đẩy của tàu.

12. Trước khi xảy ra thảm họa tàu Challenger, các chuyên gia của NASA đã lạc quan cho rằng mức độ rủi ro là 1/100.000, còn kỹ sư Richarrd Feynman thì khẳng định mức rủi ro này còn lớn hơn, khoảng 1/100, như vậy người ta đã biết trước được những gì có thể xảy ra nhưng lại không có biện pháp ngăn ngừa.

13. Theo thứ tự thì tàu Challenger xếp thứ 25 trong danh sách những vụ thảm họa vũ trụ kinh hoàng, còn tàu Columbia ở vị trí thứ 114.

14. Toàn bộ 7 phi hành đoàn của tàu Colombia đã tử nạn, sau đó người ta tiến hành rất nhiều nghiên cứu sinh học, đặc biệt là về phi trọng lượng nhưng vẫn chưa tìm ra những nguyên nhân cụ thể.

15. Tàu nghiên cứu vũ trụ quốc tế (ISS) quay quanh quỹ đạo với tốc độ 18.000 dặm giờ (28.800 km/h) giữa 11.000 mảnh rác nhân tạo đang lởn vởn trong vũ trụ. 

KN (Theo Discover- 3 - 2011)

 


Ý kiến bạn đọc