Multimedia Đọc Báo in

Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris Air Show 2011 - Phần 2

15:54, 27/06/2011
Triển lãm Hàng không Quốc tế Paris Air Show 2011 là cơ hội để các nhà sản xuất, hãng hàng không từ khắp nơi trên thế giới mang sản phẩm của mình đến “khoe tài” và giới thiệu.
 
Chiếc Eurofighter, biệt danh Typhoon bay trình diễn. ( Ảnh: EPA)
 
Một chiếc máy bay Airbus A380 cất cánh và chiếc Boeing 787 đang chờ đợi tới lượt mình. ( Ảnh: EPA)
 
Phi công Hugues Duval cùng chiếc máy bay hai động cơ "Cri-Cri" của mình. Đây là một trong những chiếc máy bay nhỏ nhất thế giới chạy bằng động cơ điện với kỷ lục khi đạt tốc độ tối đa 262 km/h. ( Ảnh: Reuters)
 
Máy bay phản lực chiến đấu F16 tham gia bay trong Paris Air Show 49,  ngày 22-6. ( Ảnh: Reuters)
 
Chiếc Airbus A380 của Hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc, hạ cánh sau khi hoàn thành chuyến bay trình diễn của mình, ngày 21-6. ( Ảnh: AP)
 
Thủ tướng Nga, Vladimir Putin (thứ hai từ trái sang) thăm gian hàng dành riêng cho Nga tại Paris Air Show vào ngày 21-6. ( Ảnh: EPA)
 
Máy bay trực thăng Eurocopter X3 Hybrid thực hiện chuyến bay trình diễn của mình, ngày 22-6. Đây là một trong số ít máy bay trực thăng có khả năng bay với tốc độ tương đương một máy bay phản lực, khi đạt vận tốc 180 hải lý (333km/giờ hay 207 dặm/giờ) ở chế độ động cơ hoạt động thấp. ( Ảnh: AP)
 
Toàn cảnh Paris Air Show 2011. Năm nay triển lãm dự kiến sẽ thu hút khoảng 380.000 lượt khách chuyên nghiệp và du khách tham quan. ( Ảnh: Getty)
 
Một vị khách đội mưa tham dự ngày khai mạc Paris Air Show 2011, ngày 20-6. ( Ảnh: Reuters)
 
Máy bay chiến đấu Dassault Rafale tham gia vào một chương trình bay trong Paris Air Show 49. Đây là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, cánh tam giác, hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, được thiết kế và chế tạo bởi Hãng Hàng không và Quân sự Dassault Aviation, thuộc Tập đoàn Dassault. ( Ảnh: Reuters)
( còn tiếp)
G.T ( Dịch, tổng hợp)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.