Multimedia Đọc Báo in

Những phát minh mới trong ngành giao thông vận tải

16:19, 15/03/2012

1. Ghế ô tô kiêm thiết bị bảo mật sinh trắc

Viện Công nghệ an ninh cấp cao (BAIT) của Nhật vừa phát minh ra loại ghế ô tô rất hiện đại, kiêm cả chức năng "an ninh sinh trắc",  phát hiện ra những người đã ngồi trên ghế, giúp cảnh sát tìm nhanh  những kẻ tình nghi liên quan đến những vụ án phức tạp bằng cách đo áp lực và những số liệu do người ngồi để lại với độ chính xác 98%. Nguyên lý làm việc của loại ghế này là đo áp lực tựa vào ghế, hoặc buttprint (thuật ngữ mới do BAIT đặt) và các số liệu cần thiết khác để xác định người đã ngồi trên chiếc ghế này. Ghế được trang bị 360 sensors (cảm biến) đo áp lực. Thông tin nhận được từ cảm biến này sẽ truyền tới cho laptop cùng với sơ đồ chính xác người đã ngồi trên ghế. Theo dự kiến của BAIT thì trong tương lai gần (khoảng 2-3 năm nữa) loại ghế nói trên sẽ được đưa vào sử dụng cho mục đích an ninh, phòng chống tội phạm.

2. Ghế ô tô kiêm thiết bị bảo mật sinh trắc

Hãng BMW vừa cho ra đời một thế hệ xe ô tô mới chạy hoàn toàn bằng điện có tên là ActiveE, sử dụng công nghệ giống như dòng xe i3 nhưng có kiểu dáng đẹp hơn, khỏe hơn, dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2013. Một trong những nét độc đáo nhất của ActiveE là có nước sơn màu trắng Alpine, mạch điện thiết kế gọn nhẹ, hợp lý. ActiveE, đi theo thiết kế mới, nội thật gọn, cabin, thảm sàn bọc da, cụm đồng hồ "tút" lại, màn hình mới trang trí bắt mắt, vận hành nhờ môtơ pin lithiumion, công suất tới 170 mã lực, momen xoắn 249Nm, cho phép xe tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong vòng 9 giây và đạt tốc độ tối đa 145km/h. Nếu sặc đầy pin có thể chạy được trên 160km, thời gian nạp khoảng 4-5 tiếng. Tại Mỹ, xe này hiện đã có mặt trên thị trường nhưng phần lớn là cho thuê.

3. Ô tô "đọc" được ý nghĩ tài xế

 Các chuyên gia ở công ty sản xuất xe hơi Nissan và Đại học EPFL Thụy Sỹ hiện đang phối hợp thực hiện dự án cho ra đời thế hệ xe hơi mới, có khả năng "đọc" được ý nghĩ con người và biết được những hành trình tiếp theo của tài xế. Đây là loại xe thông minh, sử dụng phần mềm đọc ý nghĩ người điều khiển với mục đích là tăng cường tính an toàn cho phương tiện, ứng dụng kỹ thuật kiểm soát các hoạt động của não kết hợp với một bộ cảm biến (sensor) và hành trình chuyển động của mắt để "quét" môi trường xung quanh  xe, dự đoán động thái tiếp theo của người lái. Sau khi nhận được các thông tin này xe sẽ tăng, giảm tốc độ cần thiết, chỉnh sang trái hay sang phải cho phù hợp.

4. Xe lăn chạy điện

 Hãng sản xuất xe lăn WHILL của Nhật vừa cho ra đời loại xe lăn thế hệ mới có cùng  tên gọi, vừa là xe lăn thông thường lại có thể chuyển thành xe lăn chạy điện. WHILL có thiết kế đơn giản, gồm 2 vòng tròn nối với nhau nhờ một cần ở giữa chuyển động lên xuống giống như tai nghe khổng lồ. Thực chất đây là những môtơ công suất 24 vôn chạy bằng pin sạc, nối với nhau bằng một chiếc nẹp mỏng ở giữa có thể vòng qua đầu người,  kiêm luôn chức năng bảo hiểm. Khi muốn đi, người ngồi chỉ cần nghiêng hoặc đẩy người về phía trước. Cơ chế cảm ứng lực ở bảng điều khiển sẽ giúp hiệu chỉnh tốc độ bánh xe. Khi sạc đủ điện xe có thể chạy được 19 dặm (khoảng 35 km), tốc độ 12 dặm/h (20 km).

5.Xe máy siêu tiết kiệm xăng

Hãng Yamaha của Nhật vừa đưa ra trình làng một loại xe máy siêu tiết kiệm xăng có tên là Y125 Moegi,  trang bị động cơ đơn 125cc, có thiết kế độc đáo, kết hợp hoàn hảo giữa xe đạp và môtô. Nguyên thủy, xe có nguồn gốc từ thiết kế cũ ra đời năm 1955 , xe 125cc YA-1 nhưng được cải tiến nên có hình thức trang nhã, 90% vật liệu là nhôn nên nặng chỉ có 176 pound (gần 80kg). Y125 Moegi dùng động cơ 4 kỳ xilanh đơn, vật liệu nhôm nên giảm trọng lượng nhưng lại tăng tới 20% công suất, giúp đạt tốc độ tối đa 120 km/h, 80 km hết 1 lít xăng (188 dặm/galong) cao gấp 4 lần so với loại xe máy truyền thống. Bên cạnh lợi ích tiết kiệm nhiên liệu, Y125cc còn được trang bị hệ thống đèn LED, dẫn động bằng dây đai, vành xe mỏng, lộ thiên nên rất phù hợp với thị hiếu của những người sống ở đô thị, nhất là bối cảnh giá  xăng dầu tăng cao như hiện nay.

Khắc Nam

(Theo PS-3/2012)

 


Ý kiến bạn đọc