Multimedia Đọc Báo in

5 công nghệ bị con người "lợi dụng"

07:22, 01/03/2014
Với những nỗ lực không mệt mỏi, con người đã tạo ra những loại công nghệ cao, hữu ích cho cuộc sống, song chính con người lại “cải biên - lợi dụng”, những công nghệ đó vào cả những mục tiêu gây tranh cãi trong dư luận…

 1. Giọng nói vô hình trong siêu thị

Khi ta bước chân vào một cửa hàng bách hóa hay siêu thị, mọi thứ lặng như tờ, không có người bán nhưng lại có một giọng nói thủ thỉ bên tai nhắc nhở mua thứ này, xem kỹ thứ kia.  Nguyên bản, đây là công nghệ quảng cáo do công ty Holosonics phát minh có tên Audio Spotlight System (ASS), sử dụng các loại loa tạo ra những chùm âm thích hợp. Tần số âm thanh công cộng rất lớn, vượt quá khả năng nghe của con người nhưng nó đã được phát qua hệ loa ASS, được không khí bóp méo để hợp với tần suất nghe của tai, thủ thỉ, rót vào tai, thôi thúc người nghe mua nhiều hơn. Thậm chí có người mua rất nhiều hàng giống như những người nghiện mua sắm, mua đủ mọi thứ nhưng lại không bao giờ dùng đến. Đây cũng là cách tiếp thị rất thông minh của các hãng kinh doanh, từng được dựng thành phim có tên Sex and the City của Hollywood, nó làm cho cơn sốt mua sắm vào dịp Giáng sinh tăng vọt 80%.

2. Công nghệ ADN Hacking

ADN hacking (tạm dịch: ADN tặc),  thuật ngữ rất mới nói về việc can thiệp hệ gen người và động vật để dùng cho nhiều mục đích. Năm 2003, sau khi hệ gen người được giải mã, các nhà khoa học trên thế giới bắt đầu mổ xẻ 3 tỷ cặp hệ gen con người nhằm tìm ra những nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là những căn bệnh nan y như ung thư hay Alzheimer (sa sút trí tuệ),  tuy đạt nhiều kết quả nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Giấc mơ đích thực của ngành y sinh không chỉ để hiểu về ADN của cơ thể mà còn muốn "sáng tác" ra những ADN mới có khả năng chữa bệnh và bảo dưỡng cơ thể mỗi khi bị khuyết tật hay thương tích. Năm 2010, công ty của J. Craig Venter, nơi tham gia lập bản đồ gen người nói trên đã tạo thành công nhiễm sắc thể tự sửa chữa, tổng hợp đầu tiên trên thế giới, sau đó cài ADN nhân tạo này vào một tế bào của khuẩn và quan sát quá trình và phân chia theo thứ tự lập trình trên máy tính là As, Ts, Gs và Cs, cuối cùng đã tạo ra "sự sống" đích thực. Nhờ những nghiên cứu trên, trong tương lai con người sẽ sử dụng chính virút và khuẩn để nó mang thuốc ung thư chữa bệnh, làm co giảm khối u hoặc làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở con người. Bên cạnh những thế mạnh tiềm ẩn, các nhà khoa học cũng đang lo ngại một khi bí quyết công nghệ trên rơi vào tay bọn khủng bố, chúng sẽ tạo ra những loại siêu khuẩn nhắm vào hệ gen người, tạo ra mối hiểm họa khôn lường cho nhân loại, chính vì thế mới có tên là công nghệ ADN hacking (ADN tặc).

3. Máy bay không người lái

Một trong số những công nghệ gây tranh cãi trong dư luận thời gian gần đây là việc sử dụng các loại máy bay không người lái của CIA trong cuộc chiến chống khủng bố tại các quốc gia vùng Vịnh. Thay vì tiêu diệt các phần tử khủng bố thì chính những thiết bị này lại tiêu diệt dân thường như ở Pakixtan chẳng hạn. Các loại máy bay không người lái của CIA thường hoạt động vào ban đêm, xác định vị trí bằng màn hình video, sau đó là những trận "mưa" tên lửa Hellfire. Trong khi Nhà Trắng và các quan chức chống khủng bố của Mỹ coi máy bay không người lái là  phương án "sạch", hành động tối ưu của quân đội thì dư luận thế giới lại phản đối kịch liệt và cho rằng nhiều người vô tội đã trở thành “vật thí nghiệm” do dự án máy bay không người lái của Mỹ. Thậm chí Chính phủ Mỹ còn bị buộc tội dùng máy bay không người lái cho mục đích do thám, chính điều này mà năm 2012, Quốc hội Mỹ đã phải ban hành đạo luật yêu cầu Cơ quan Hàng không liên bang (FAA) xây dựng quy chế rõ ràng trong việc dùng máy bay cho mục đích thương mại và chính trị, chứ không được lập lờ như gần đây.

4. Công nghệ giám sát Internet

Nhờ những tiết lộ của nhân viên thuộc Cơ quan an ninh Mỹ (NSA) Edward Snowden trong năm 2013  vừa qua mà dư luận biết được nhiều vụ scandal đình đám do Chính phủ Mỹ thực hiện, trong đó có việc nghe lén và giám sát hệ thống Internet toàn cầu. Sự kiện trên đã châm ngòi nổ cho nhiều cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao, thậm chí còn gây ra những cuộc biểu tình lớn ngay trên nước Mỹ phản đối việc làm bất hợp pháp nói trên của Nhà Trắng. Theo số liệu của Công ty tư vấn Wohlsen thì trung bình trong một tháng của năm 2013 có tới trên 380 triệu người truy cập vào các website của Google và Yahoo. Các thư từ được gửi qua Gmail,  mỗi bảng tính toán được nhớ trong Google Docs hay từng cuộc đàm thoại được gửi trong trang Yahoo Messenger và giữ trong mạng lưới "đám mây" toàn cầu của máy chủ. Với số lương thông tin khổng lồ như vậy, đặc biệt,  thông tin cá nhân đã được mã hóa và bảo vệ nhưng không hiểu sao mà các nhân viên của NSA lại đọc được những thông tin này, dò tìm được nguồn gốc, số liệu điện thoại của hàng triệu người mà họ chưa biết danh tính để cuối cùng tìm ra kẻ khủng bố ? Nhờ tiết lộ của Edward Snowden mà người ta biết được, NSA đã sử dụng chương trình bí mật có tên PRISM. Chương trình mật buộc các công ty như Google và Yahoo phải “bó tay” và trao số liệu hàng triệu người dùng web cho NSA thông qua việc đột nhập máy chủ đám mây mà chính những công ty này cũng như khách hàng của họ không hề hay biết.

5. Công nghệ Geoenginecring

Geoenginecring là thuật ngữ mới mẻ, có thể hiểu nôm na là Địa kỹ thuật, nó can thiệp kỹ thuật một cách trực tiếp để chỉnh sửa lại tình hình địa cầu theo ý muốn con người cho dễ sống hơn, giống như chuyện "đội đá vá trời" trong chuyện cổ tích hài hước. Nhưng bằng kỹ thuật này người ta có thể can thiệp giúp trái đất thoát khỏi tình trạng ấm lên. Vì vậy  nó cũng được xem là diện công nghệ "tặc"  nhưng mang ý nghĩa tích cực. Công nghệ Địa kỹ thuật được xem là một trong những sáng kiến quan trọng của thời đại công nghiệp. Người ta hy vọng kỹ thuật này sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho trái đất, đặc biệt là làm giảm lượng khí CO2 phát tán quá mức vào không gian.

• Mặc dù Địa kỹ thuật mang lại nhiều lợi thế song nó cũng tạo ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì lý do này mà công nghệ Geoengineer đang gây tranh cãi bởi tính hai mặt của nó, trong đó có cả những cái bất lợi mà người ta chưa lường hết.

Duy Hùng

(Theo  HSC – 11-2013)

 

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Ana nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng ngành Y tế huyện Krông Ana đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân, nhất là đối với tuyến y tế cơ sở.