Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo khoa học “Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị suy thận mạn”

08:43, 05/08/2010

Chiều 4-8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị suy thận mạn”. Tham gia Hội thảo có PGS.TS. Vũ Đình Hùng, Phó Chủ tịch Hội Niệu - Thận học TP. Hồ Chí Minh cùng các giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực y dược và các bác sĩ trên địa bàn tỉnh.

 

PGS.TS Phạm Văn Bùi, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang nói chuyện chuyên đề "Thông itn cập nhật về suy thận mạn" tại Hội thảo.

Thông qua những bài nói chuyện chuyên đề về dịch tễ học tại Việt Nam và ghép thận, thông tin cập nhật về suy thận mạn, điều trị suy thận mạn theo y học cổ truyền…, Hội thảo là dịp để các bác sĩ trao đổi thông tin và cập nhật những giải pháp mới trong việc điều trị, phòng ngừa suy thận mạn trong giai đoạn hiện nay. Trong đó có phương pháp sử dụng “Ích Thận Vương”, một sản phẩm có chứa các dược liệu thiên nhiên (Đan sâm, Dành dành, Hoàng kỳ, Linh chi đỏ, L-carnitin, Coenzym Q10…) có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn; đồng thời, kiểm soát triệu chứng của suy thận, kiểm soát các bệnh gây suy thận và phòng ngừa suy thận mạn…

Được biết, suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng theo thời gian.Quá trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ và được chia thành 5 giai đoạn. Đến giai đoạn nặng nhất, bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Theo thống kê, tỷ lệ người mắc suy thận mạn đang ngày càng tăng, đến hết năm 2009, nước ta có khoảng 6 triệu người bị suy thận mạn (chiếm 6,73% dân số). Việc phát hiện sớm suy thận có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Chính vì thế, việc cập nhật các phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị suy thận mạn không chỉ tạo thuận lợi cho đội ngũ bác sĩ trong hoạt động chuyên môn mà còn giúp cho người dân có thêm biện pháp phòng và điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả hơn. 

K.O

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.