Multimedia Đọc Báo in

Năm 2030, Việt Nam sẽ thanh toán bệnh lao

10:45, 25/03/2011

PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia cho biết, kế hoạch phòng chống lao VN giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2030 phấn đấu vào năm 2015 sẽ giảm 50% bệnh nhân hiện mắc so với năm 2000 và khống chế tỷ lệ bệnh nhân lao đa kháng thuốc bằng mức năm 2010; đồng thời, giải quyết được những thách thức chủ yếu trong công tác phòng chống lao hiện nay là vấn đề lao/HIV, lao đa kháng thuốc, lao trong nhà tù và các trại…; đặc biệt, sẽ đẩy lùi, thanh toán bệnh lao ở Việt Nam vào năm 2030. Ngoài ra, vào năm 2015 sẽ có phương pháp mới cho phép xác định người nhiễm lao “tiềm tàng” có thể trở thành lao hoạt động hay không.

Thăm khám bệnh nhân lao tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Dak Lak. Ảnh: K.O

Việt Nam hiện đứng thứ 12/22 quốc gia có số người mắc lao nhiều nhất thế giới nhưng qua khảo sát của chương trình phòng chống lao quốc gia, số bệnh nhân lao phát hiện được mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Hiện tại, nước ta mới chỉ phát hiện được khoảng gần 60% số bệnh nhân lao mới và khoảng 10% số bệnh nhân kháng đa thuốc xuất hiện hàng năm. Đặc biệt, mới chỉ có 2-3% số bệnh nhân lao kháng đa thuốc được điều trị và quản lý. Số còn lại, thậm chí có cả những bệnh nhân mắc siêu đa kháng thuốc vẫn cư trú tại cộng đồng, không được quản lý, là nguyên nhân khiến bệnh lây lan. Điều đáng lo ngại hơn là công tác kiểm soát lao trong nhóm “dân cư đặc biệt” như người nghèo, trong trại giam, trại giáo dưỡng, trung tâm lao động và xã hội… còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực, trang thiết bị, kinh phí… Trong khi đó, tỷ lệ mắc lao và nhiễm HIV của nhóm này cao gấp 5-10 lần so với cộng đồng. Vì vậy, ông Sỹ cho rằng, cần phải đặt công tác chống lao là một ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước và địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác phát hiện và quản lý ca bệnh. Đây được coi là “chìa khóa” cho công tác kiểm soát bệnh lao và áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới để chẩn đoán nhanh lao. Có như thế, Việt Nam mới có thể nhanh chóng thanh toán được căn bệnh này.

K.O (nguồn Dân trí)


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn
Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Buôn Đôn.