Multimedia Đọc Báo in

Bệnh tay, chân, miệng tiếp tục tăng

16:42, 02/04/2012

Tính đến tuần thứ 11 của năm 2012, dịch tay, chân, miệng (TCM) đã lan khắp cả nước với trên 18.000 ca mắc và 14 ca tử vong.

Một ca bệnh TCM điều trị tại BVĐK Dak Lak
Một ca bệnh TCM điều trị tại BVĐK Dak Lak.

Theo Bộ Y tế, trong những tuần gần đây, trung bình có 1.900 - 2.000 ca mắc bệnh TCM/tuần, tương đương thời điểm cao điểm của năm 2011. Dự báo năm 2012 vẫn là một năm dịch TCM diễn ra phức tạp. Ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dù số ca mắc cao nhưng tỷ lệ tử vong do TCM rất thấp, với tỷ lệ chết là 0,01%. Tuy nhiên, bệnh TCM là dịch bệnh tấn công chủ yếu vào trẻ em nên sức ép với ngành y tế về các ca tử vong rất nặng nề. Vì thế, Bộ Y tế đã chỉ đạo, phải giảm số ca tử vong do TCM trên toàn quốc bằng việc tăng cường trang thiết bị, máy thở, thuốc men cho các địa phương; đảm bảo có máy theo dõi chuyển độ để kịp thời dùng thuốc gamaglobulin chứ không thể đánh giá cảm quan rất nguy hiểm. Để khống chế dịch bệnh lan rộng, 12 đoàn công tác của Bộ Y tế sẽ thường xuyên đi đến từng địa phương để giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh.

Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, ngoài bệnh TCM, trong tháng 3-2012 nhiều dịch bệnh không ghi nhận trường hợp mắc mới, tỷ lệ mắc giảm so với cùng kỳ, điển hình như bệnh tả không ghi nhận trường hợp mắc mới; bệnh thương hàn giảm 82%; sốt xuất huyết giảm gần 26% số ca mắc, giảm 3 ca tử vong; viêm não vi rút giảm 53% ca mắc, giảm 5 ca tử vong; viêm màng não do mô cầu giảm 80%...

K.O (nguồn Dân trí)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.