Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng tại cộng đồng

09:34, 20/10/2012

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng nhanh, nhưng nhận thức của một bộ phận người dân về căn bệnh này vẫn còn hạn chế, chưa biết thực hiện các biện pháp phòng bệnh thông thường. Tại một số huyện như Ea Hleo, Cư Mgar, Ea Kar, MDrak… số ca mắc tay chân miệng chiếm tỷ lệ khá cao và tăng nhanh so với các địa phương khác trong tỉnh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã khẩn trương lập kế hoạch, phối hợp với các ngành chức năng thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát và tổ chức truyền thông trực tiếp tại tuyến cơ sở.

Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh tay chân miệng là việc làm cấp thiết.                                  Ảnh: Bảo Châu
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh tay chân miệng là việc làm cấp thiết. Ảnh: Bảo Châu

Các hoạt động truyền thông tập trung chủ yếu vào các nội dung: hướng dẫn người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình 6 bước rửa tay thường quy của Bộ Y tế, hằng ngày vệ sinh sàn nhà, các bề mặt như: cửa, bàn ghế… bằng dung dịch Cloramin B hoặc các dung dịch diệt khuẩn khác, bảo đảm vệ sinh môi trường xung quanh. Đối với trẻ em, thường xuyên vệ sinh bàn tay, vệ sinh thân thể sạch sẽ; các dụng cụ ăn, uống như: cốc, thìa, bát… phải được rửa sạch và được ngâm trong nước sôi từ 10-15 phút trước khi sử dụng; đồ chơi của trẻ cũng cần thường xuyên ngâm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn như Cloramin B hoặc các dung dịch diệt khuẩn thông thường, đặc biệt cần xử lý phân của trẻ, không gây ô nhiễm môi trường. Theo Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đối với những trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần phải cách ly với trẻ khác trong thời gian từ 10-15 ngày, chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ, đối với phân của trẻ cần phải xử lý triệt để vì virut EV71 có thể tồn tại trong phân 3 tháng hoặc lâu hơn. Do đó, nếu không được xử lý phân tại các nhà tiêu khép kín thì cần được xử lý bằng tro hoặc vôi bột để bảo đảm vệ sinh môi trường, ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.

Có thể nói, việc tiếp tục đẩy mạnh truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng đến từng hộ gia đình, nhất là trong thời điểm đỉnh cao của dịch vào tháng 10, tháng 11 là việc làm cấp thiết cần có sự chỉ đạo, phối hợp, giám sát chặt chẽ của các cấp ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc lập kế hoạch, triển khai và tổ chức tuyên truyền để công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng đạt hiệu quả cao nhất.

H.X


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.