Multimedia Đọc Báo in

Giữ gìn sức khỏe trong mùa nắng nóng

21:18, 01/06/2013

Vào mùa nắng nóng nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe thì rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em.

Thời tiết nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt, do đó dễ bị mất nước kèm theo mất điện giải. Tình trạng này càng dễ xảy ra khi lao động ngoài trời nắng, hoặc trẻ em chơi đùa ngoài nắng… dẫn đến bị sốc nắng rất nguy hiểm có thể dẫn đến trụy mạch nếu không xử trí kịp thời bằng cách bù nước và điện giải.

Mặt khác mùa nóng dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm do nhiệt độ môi trường cao rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong thức ăn không được bảo quản kỹ, sinh ra nhiều độc chất làm cho người ăn phải bị ngộ độc.

Ngoài ra mùa nóng cũng là mùa cho các dịch bệnh phát sinh như viêm não, thủy đậu, quai bị, thương hàn...

Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng chúng ta có thể vệ sinh môi trường như: phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng, nhà cửa thông thoáng, sáng sủa.

Không để trẻ em chơi đùa ngoài nắng để tránh bị sốc nắng. Người lớn cũng không nên lao động ngoài trời vào giữa trưa nắng gắt, nếu phải bắt buộc làm việc thì nên đội nón rộng vành, mặc áo quần dài tay, dài chân bằng vải coton để dễ hút mồ hôi, uống bù nước và muối khoáng như nước dừa, nước oresol, nước giải nhiệt nấu bằng các loại thảo mộc như rễ tranh, mã đề, rau má...

Không cho trẻ tắm sông, hồ, ao vừa không hợp vệ sinh, vừa nguy hiểm.

Ăn uống hợp vệ sinh: ăn chín, uống chín, thức ăn còn dư nên nấu sôi lại và để trong tủ lạnh không quá 1 - 2 ngày; không ăn quà vặt, hàng rong.

Ngoài ra ở những nhà có điều kiện gắn máy điều hòa không khí cũng nên chú ý gắn quạt hút gió để đối lưu không khí, không nên để chênh lệch nhiệt độ giữa trong phòng và bên ngoài quá nhiều. Tốt nhất nhiệt độ trong phòng khoảng 25oC là vừa.

Không nên để quạt máy quạt trực tiếp một chỗ vào người dễ gây mất thân nhiệt mà nên cho quạt di động.

Nguyệt Ánh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.