Multimedia Đọc Báo in

Công dụng của cây ngải cứu

10:03, 11/10/2013
Ngải cứu còn có tên gọi khác là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải diệp; được trồng, hoặc mọc hoang ở mọi nơi trên khắp nước ta. Ngải cứu có vị cay, đắng, tính ôn; Ngải cứu được dùng làm thuốc, như: thuốc sắc, thuốc chườm, thuốc cứu và thường được sử dụng trong các bài thuốc của Đông y, Tây y. Ngoài ra, ngải cứu còn làm  rau ăn để ăn, như làm rau sống, sào, nấu lẩu, nấu canh…

   Trong y học hiện đại, ngải cứu có công dụng cầm máu, kháng khuẩn, hạ cơn suyễn, giảm ho, hóa đàm, an thần.

   Khi sử dụng trong các bài thuốc của Y học cổ truyền, ngải cứu phải được sao đen và có tác dụng cầm máu, thường được sử dụng trong điều trị chảy máu cam, có thai ra máu, ho ra máu và các bệnh của phụ nữ như: đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, khí hư. Ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa; trị viêm phế quản mãn tính, dị ứng, lỵ trực khuẩn…

Lá ngải cứu có chứa tinh dầu Anphathyon , đây là loại tinh dầu kích thích làm giảm đau tại chỗ, nên được Đông y sử dụng làm vị thuốc trong các bài thuốc có công dụng  làm mềm cơ và giảm đau, ứng dụng để điều trị các chứng đau lưng, đau vùng cổ gáy, vai cánh tay, đau nhức khớp, liệt mặt do lạnh…

Ngoài phương pháp dùng để sắc uống, dưới đây là một số phương pháp dùng ngoài để điều trị bệnh:

- Chờm lá ngải cứu tươi: Dùng lá ngải cứu tươi cắt bỏ cọng cứng, rang  300g muối hạt thật nóng, trải lá ngải cứu tươi trên một miếng vải đổ muối rang nóng lên trên bó vải lại, buộc chặt, chườm vào chỗ đau, khi thuốc nguội có thể sao lại.

- Bó lá ngải cứu khô: Lấy lá ngải  cứu khô, rửa sạch, để ráo nước cho vào nồi đậy kín, đun cho mềm, đổ ra một miếng nilông rồi rắc lên trên một ít muối cuốn quanh chỗ đau (mức độ nóng tùy người chịu được), sau khoảng 20 phút thì tháo thuốc ra. Hoặc sao ngải cứu khô khoảng 40 - 50 độ, cho vào một ít dấm hay rượu trắng, hoặc cồn 90 độ, trộn đều làm như trên, ngày một lần, một đợt điều trị từ 5 - 10 lần.

- Xông hơi bằng lá ngải cứu: Lấy khoảng 2- 3 kg lá, rửa sạch, cho vào nồi, đun, trộn đều, xông hơi toàn thân cho ra mồ hôi.

Thúy Nguyễn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.