Multimedia Đọc Báo in

Gần 1 tháng đã có trên 11.000 trẻ được tiêm vắc xin Quinvaxem

08:40, 29/11/2013

Kể từ khi bắt đầu triển khai tiêm trở lại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem (ngày 1-11-2013), đến nay toàn tỉnh đã có 11.236 trẻ được tiêm loại vắc xin này.

Cán bộ Y tế phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột) tư vấn cho bà mẹ trước khi cho trẻ tiêm vắc xin Quinvaxem.
Cán bộ Y tế phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột) tư vấn cho bà mẹ trước khi đưa trẻ tiêm vắc xin Quinvaxem.

Số trẻ được ghi nhận có phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem trên địa bàn là 69 trường hợp, trong đó có 68 trường hợp phản ứng nhẹ (trẻ sốt nhẹ 37,5-38oC) và 1 trường hợp có phản ứng nặng (trẻ sốt cao, co giật…) nhưng đã được xử lý kịp thời.

Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết, để đề phòng những trường hợp phản ứng nặng có thể vẫn xảy ra, các bệnh viện tuyến huyện đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế huyện trong việc thành lập tổ cấp cứu thường trực, sẵn sàng hỗ trợ xử lý cấp cứu cho trạm y tế khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, cán bộ y tế tại các trạm y tế trên địa bàn cũng được tập huấn công tác sơ cấp cứu, bảo đảm thực hiện được các bước sơ cấp cứu tại chỗ khi có trường hợp phản ứng xảy ra.

Cũng theo bác sĩ Lào, để bảo đảm an toàn cho trẻ khi tiêm vắc xin Quinvaxem, hiện ngành Y tế vẫn đang tiến hành kiểm tra thực hành tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn. Trong thời gian tới, công tác kiểm tra sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến an toàn tiêm chủng, như: công tác khám sàng lọc, tư vấn và chỉ định của cán bộ y tế; quy trình bảo quản vắc xin từ trung tâm y tế dự phòng tỉnh đến nơi sử dụng; kỹ thuật tiêm của nhân viên y tế; cơ sở vật chất phục vụ công tác tiêm chủng...

Được biết, tổng số trẻ cần tiêm Quinvaxem (cả mũi 1, 2 và 3) của tỉnh đến thời điểm này là 26.779 trường hợp, trong đó tiêm mũi 1 là 15.414 trường hợp, mũi 2 là 6.067 trường hợp và mũi 3 là 5.298 trường hợp.

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.