Multimedia Đọc Báo in

Thay thế vắc xin Quinvaxem bằng vắc xin ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng

12:04, 25/04/2018

Thông tin từ ngành Y tế, tới đây vắc xin ComBE Five sẽ được sử dụng tiêm miễn phí trong Chương trình tiêm chủng mở rộng thay thế cho vắc xin Quinvaxem.

Việc chuyển đổi sử dụng vắc xin ComBe Five sẽ triển khai trên toàn quốc trong tháng 6 và tháng 7-2018. Trước khi triển khai trên diện rộng, việc tiêm vắc xin ComBE Five sẽ triển khai trước tại 4 tỉnh: Hà Nam, Bình Định, Kon Tum và Đồng Tháp.

Vắc xin ComBE Five là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Lịch tiêm chủng vắc xin ComBE Five sẽ không thay đổi so với lịch tiêm hiện tại của vắc xin Quinvaxem. Trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vắc xin vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng thì mũi tiếp theo cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó không cần phải tiêm lại từ đầu. Trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem sẽ được tiêm vắc xin ComBE Five liều tiếp theo và không phải tiêm lại từ đầu.

Tư vấn cho bà mẹ trước khi tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ tại Trạm y tế phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột)
Tư vấn cho bà mẹ trước khi tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ tại Trạm Y tế phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột).

Trước đó, năm 2016, vắc xin ComBE Five đã được sử dụng tiêm thực địa tại 4 huyện của tỉnh Hà Nam. Kết quả, sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin, gồm: phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15% và sốt với tỷ lệ 34-39%. Đồng thời không ghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng.

Được biết, nguyên nhân của việc chuyển đổi vắc xin ComBE Five thay thế cho vắc xin Quinvaxem là do nhà sản xuất Hàn Quốc đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem. Số vắc xin Quinvaxem còn lại trong tiêm chủng mở rộng dự kiến sử dụng đến hết tháng 5-2018.

Kim Oanh


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.