Multimedia Đọc Báo in

Cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại đáp ứng nhu cầu của người dân

11:10, 07/05/2018

Ngày 3-5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn khẩn số 7545/QLD-KD gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, Viện Parteur Nha Trang, các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại.

Theo đó, các đơn vị, địa phương phải có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, ký hợp đồng, đấu thầu, mua sắm nhằm đảm bảo kịp thời có đủ vắc xin phòng dại; đối với các đơn vị tiêm chủng đang có nguy cơ thiếu vắc xin cần chủ động liên hệ với các đơn vị nhập khẩu, cung ứng để mua sắm đảm bảo nhu cầu.

Về tình hình vắcxin phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam, trong công văn nói trên Cục Quản lý Dược cũng khẳng định, hiện tại có 4 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành, trong đó có 3 vắc xin đã được nhập khẩu (gồm Verorab, Abhayrab, Speeda) và một vắc xin sẽ được nhập khẩu vào cuối tháng 5-2018 (Indirab). Theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu, khả năng cung ứng vắc xin phòng bệnh dại trong năm 2018 là đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cán bộ thú y xã Hòa Thắng tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó tại địa phương.
Cán bộ thú y xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó tại địa phương.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại. Tại Việt Nam, số người tử vong vì bệnh dại trong các năm 2016, 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 lần lượt là  91; 62 và 18 người. Các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.