Multimedia Đọc Báo in

Bệnh tay chân miệng tăng mạnh tại khu vực Tây Nguyên

10:58, 10/10/2018

Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, tính từ đầu năm đến ngày 4-10, khu vực Tây Nguyên ghi nhận 1.161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM), giảm 60% so với cùng kỳ năm 2017 (2.645 ca).

Tuy nhiên trong các tháng gần đây số ca bệnh có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong tháng 9 vừa qua số ca bệnh được ghi nhận tăng gấp đôi các tháng trước đó.

Vệ sinh khu vui chơi của học sinh phòng bệnh tay chân miệng tại một trường mầm non trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Vệ sinh khu vui chơi của học sinh phòng bệnh tay chân miệng tại một trường mầm non trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh TCM, để chủ động phòng chống, không để dịch bệnh TCM bùng phát, kéo dài và hạn chế số người tử vong do TCM tại các tỉnh trong khu vực, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã có công văn đề nghị lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh tại cộng đồng; thường xuyên theo dõi ca bệnh và lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực giám sát, phòng chống dịch bệnh TCM cho cán bộ y tế tuyến cơ sở; củng cố đội chống dịch cơ động, sẵn sàng triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch…

Kim Oanh 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.