Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi

20:28, 25/10/2018

Sở Y tế vừa có công văn số 2576/SYT-KHNVY ngày 17-10-2018 gửi UBND 2 huyện Buôn Đôn, Ea Súp đề nghị tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị UBND các huyện Buôn Đôn và Ea Súp chỉ đạo phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức về các biện pháp phòng chống bệnh sởi, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng sởi để người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng cũng như chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng; giám sát chặt chẽ các trường hợp phát ban nghi sởi tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bùng phát và lan rộng.

Đồng thời tăng cường thực hiện tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hằng tháng; chủ động rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ, tổ chức tiêm vét vắc xin sởi, đảm bảo đạt tỷ lệ ít nhất 95% ở quy mô xã, thị trấn.

Một trường hợp mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Một trường hợp mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng đề nghị UBND các huyện Buôn Đôn, Ea Súp chỉ đạo bệnh viện đa khoa huyện tổ chức tốt công tác thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế việc chuyển bệnh nhân trong khả năng điều trị; thiết lập khu vực riêng khám, điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi; hướng dẫn người chăm sóc trẻ các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Phòng Giáo dục – Đào tạo và các trường học trên địa bàn phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi trên địa bàn. Các hội đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội chủ động phối hợp với cơ quan y tế đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sởi.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.