Multimedia Đọc Báo in

Triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dại

17:12, 19/04/2019

Nhằm tăng cường công tác phòng chống bệnh dại chủ động, đặc biệt trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, mới đây, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh dại.

Cụ thể, ngành Y tế các tỉnh cần triển khai giám sát phát hiện sớm các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại (bị chó, mèo liếm, cào, cắn) để theo dõi, tư vấn tiêm phòng vắc xin; mở rộng dịch vụ tiêm phòng vắc xin dại tại các vùng có nguy cơ cao; tăng cường truyền thông về phòng chống bệnh dại để nâng cao nhận thức của người dân; tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh dại trên địa bàn quản lý và chỉ đạo sự phối hợp giữa y tế và cơ quan thú y triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dại trên người và động vật…

Cán bộ y tế xã Cư Mlan, huyện Ea Súp tuyên truyền cho người dân về cách phòng chống bệnh dại.
Cán bộ y tế xã Cư Mlan, huyện Ea Súp tuyên truyền cho người dân về cách phòng chống bệnh dại.

Theo báo cáo từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong năm 2018, khu vực Tây Nguyên ghi nhận 17 trường hợp tử vong do bệnh dại, trong đó riêng tỉnh Đắk Lắk có 6 trường hợp. Còn từ đầu năm 2019 đến nay, mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh dại, song đã ghi nhận một số ổ dịch bệnh dại trên động vật tại hai tỉnh Kon Tum và Đắk Nông.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.