Multimedia Đọc Báo in

100% trẻ mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng bệnh

14:22, 28/06/2019

Theo thông tin từ ngành Y tế, số trường hợp mắc sởi trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng trong thời gian qua.

Tính từ đầu năm đến ngày 27-6, toàn tỉnh ghi nhận 2.195 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 371 trường hợp dương tính với vi rút sởi. Số ca bệnh tập trung nhiều tại TP. Buôn Ma Thuột (76 ca) và các huyện Cư M’gar (65 ca), Ea Súp (47 ca), Buôn Đôn (33 ca)...

Trẻ mắc sởi điều trị tại khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Trẻ mắc sởi điều trị tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Theo bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tất cả các trường hợp dương tính với vi rút sởi trên địa bàn tỉnh đều không tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc không nhớ rõ tiền sử tiêm chủng. Trong khi đó, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sởi.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư và dễ bùng phát thành dịch. Do đó, để phòng bệnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch. Hiện nay, một liều vắc xin phòng sởi gồm 2 mũi tiêm. Mũi đầu tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.