Multimedia Đọc Báo in

Bệnh sốt rét trên địa bàn tăng nhanh

23:03, 30/08/2019

Theo thông tin từ ngành Y tế, cùng với bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét trên địa bàn cũng đang diễn biến phức tạp với số người mắc tăng cao, đỉnh điểm có giai đoạn một tuần ghi nhận 10 ca bệnh.  

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 445 trường hợp mắc bệnh sốt rét, trong đó có 2 trường hợp mắc sốt rét ác tính. Các ca bệnh được ghi nhận tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Ea Kar (174 ca), Krông Năng (109 ca), M’Đrắk (30 ca), Ea H’leo (16 ca). Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là nam giới trong độ tuổi 15 - 45, thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới (chiếm khoảng 80% tổng số ca bệnh). Đặc biệt, tình trạng người bệnh tái phát, tái nhiễm ngày càng gia tăng (chiếm khoảng 16% tổng số ca bệnh).

Cán bộ y tế tuyên truyền cho người dân về phòng chống bệnh sốt rét.
Cán bộ y tế tuyên truyền cho người dân về phòng chống bệnh sốt rét.

Theo dự báo, thời gian tới số người mắc sốt rét trên địa bàn sẽ còn tăng mạnh, nhất là khi các vùng lâu nay không phải là địa bàn lưu hành sốt rét cũng đã xuất hiện ca bệnh. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần nâng cao ý thức trong việc phòng bệnh sốt rét: khi đi rừng, ngủ rẫy nên mặc quần áo dài và phải sử dụng kem xua muỗi, võng màn do ngành Y tế cấp; sau khi đi rừng về nếu thấy có dấu hiệu sốt kèm theo rét run phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, phân loại và điều trị kịp thời.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.