Multimedia Đọc Báo in

13 tỉnh được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 trong tháng 3, 4-2021

22:44, 10/03/2021

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 1467/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021 - 2022.

 Theo lộ trình triển khai của kế hoạch này, đợt 1 sẽ có 13 tỉnh, thành phố đang có dịch được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong tháng 3 và tháng 4-2021, gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Gia Lai, Bình Dương, Điện Biên và Hà Giang.

Đối tượng tiêm là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, bao gồm: Nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19; Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm việc ở khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên, cán bộ lấy mẫu xét nghiệm); Quân đội, Công an.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho cán bộ y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh ngày 8-3. (Ảnh tư liệu)
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho cán bộ y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh ngày 8-3. (Ảnh tư liệu)

Các đợt tiêm chủng tiếp theo sẽ được triển khai căn cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin thực tế. Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể theo từng đợt.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bố trí kinh phí và chỉ đạo việc tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương.

Các Bệnh viện Trung ương, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện huyện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân, các đơn vị được huy động theo yêu cầu chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.