Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho gần 300.000 người

11:19, 03/03/2021

Nhằm chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, bắt đầu từ ngày 1-3, Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột đã triển khai đợt tiêm vắc xin bạch hầu - uốn ván (Td) giảm liều cho người dân trên địa bàn.

Dự kiến từ ngày 1 đến 29-3-2021 sẽ có 285.777 người là trẻ từ 49 tháng tuổi trở lên và người lớn không giới hạn độ tuổi trên địa bàn 20 xã, phường của thành phố được tiêm mũi 1 vắc xin Td (riêng xã Cư Êbur đã tiêm trong đợt dịch xảy ra trong năm 2020).

Cán bộ y tế khám sàng lọc cho học sinh trước khi tiêm chủng.
Cán bộ y tế khám sàng lọc cho học sinh trước khi tiêm chủng.

Lịch tiêm được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, cụ thể: các xã, phường Ea Tu, Hòa Thuận, Tân An, Tân Lợi, Thống Nhất tiêm từ ngày 1 đến ngày 7-3; Hòa Thắng, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Tiến, Thắng Lợi tiêm từ ngày 8 đến 14-3;  Hòa Phú, Hòa Khánh, Hòa Xuân, Khánh Xuân, Thành Nhất tiêm từ ngày 15 đến 21-3; Tự An, Thành Công, Tân Thành, Ea Tam và xã Ea Kao tiêm từ ngày 22 đến 28-3. Riêng ngày 29-3 triển khai tiêm tại các trường Đại học Tây Nguyên, Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên (thuộc phường Ea Tam). Thời gian tiêm mũi 2 dự kiến được triển khai từ ngày 1 đến 28-4-2021.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (phường Tân Lợi) tham gia tiêm vắc xin Td
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (phường Tân Lợi) được tiêm vắc xin Td

Các điểm tiêm chủng được đặt tại các trạm y tế, trường học, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, bộ đội và điểm tiêm chủng lưu động. Việc bố trí điểm tiêm thực hiện theo đúng quy định của Thông tư 34 của Bộ Y tế và Nghị định 104 của Chính phủ về hoạt động tiêm chủng. Ngoài ra, Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột còn bố trí trang thiết bị, nhân lực để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng (nếu có).

      Kim Hằng

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.