Multimedia Đọc Báo in

Bệnh viện Mắt Đắk Lắk: Bảo đảm khám chữa bệnh với phòng, chống dịch COVID-19

08:20, 10/06/2021

Bệnh viện Mắt Đắk Lắk đã nâng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 lên mức cao nhất nhằm kiểm soát, không để dịch bệnh xuất hiện và lây nhiễm tại bệnh viện.

Cụ thể, Bệnh viện đã tổ chức phân luồng khám bệnh ngay từ cổng vào, thành lập chốt kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu người dân khai báo y tế, sát khuẩn tay, hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách…

Tất cả người bệnh và người nhà bệnh nhân đều được khám, sàng lọc và khai báo y tế, không bỏ sót đối tượng nào. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn tăng cường truyền thông tại khu vực sảnh chờ khám bệnh, bố trí hệ thống phát thanh, biển báo điện tử liên tục tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19.

Cùng với đó, để tránh tình trạng tập trung đông người tại khu vực khám, Khoa Khám bệnh đã triển khai nhiều cửa đăng ký khám cũng như cửa thanh toán giúp người bệnh không phải tập trung đông một chỗ; các ghế ngồi chờ cũng được bố trí giãn cách để giữ khoảng cách giữa các người bệnh.

Người dân được đo thân nhiệt trước khi vào thăm khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Đắk Lắk. Ảnh: Đình Thi
Người dân được đo thân nhiệt trước khi vào thăm khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Đắk Lắk. Ảnh: Đình Thi

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hải, thành viên đội chống dịch của Bệnh viện cho biết: Với bệnh nhân nằm điều trị và phẫu thuật thì hạn chế tối đa người nhà vào thăm, mỗi người bệnh chỉ kèm theo một người thăm nuôi để hạn chế lây nhiễm chéo; những bệnh nhân trẻ, tự chăm sóc được bản thân thì ở một mình, không cần người thân bên cạnh. Đồng thời, vận động bệnh nhân hạn chế đi lại ở các khu vực bệnh viện để giảm thiểu sự tiếp xúc bên ngoài.

Để kiểm soát tốt nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên y tế, bệnh viện cũng hạn chế các buổi họp tập trung đông người. Toàn bộ nhân viên tuyến đầu đã được tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Liên Chi


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.