Multimedia Đọc Báo in

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ hội nhập

09:03, 17/11/2010

Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh: Đại đoàn kết toàn dân tộc là giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu. Nhờ giá trị văn hóa truyền thống đó, dân tộc ta đã chế ngự thiên nhiên và chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược hung hãn nhất trong lịch sử. Truyền thống đại đoàn kết được bồi dưỡng và phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ thực tiễn cách mạng nước ta, Bác Hồ kính yêu đã rút ra một bài học sâu sắc: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Thực tiễn sinh động công cuộc đổi mới đất nước trong gần 25 năm qua giúp chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, nhờ phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã và đang vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng vững bước tiến lên. Những thành tựu đạt được, đã và đang tạo ra thế và lực mới để nhân dân ta tiếp tục phấn đấu vượt qua mọi sóng to gió lớn trong thời kỳ hội nhập. Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định trên con đường đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là mong muốn của Bác Hồ và cũng là ý nguyện của toàn dân.

Bác Hồ bắt nhịp bài ca "Kết đoàn". (Ảnh: T.L)
Bác Hồ bắt nhịp bài ca "Kết đoàn". (Ảnh: T.L)

Tám mươi năm xây dựng và hoạt động không mệt mỏi – từ Hội Phản đế đồng minh (18-11-1930) đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam luôn luôn xứng đáng là lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam. Bác Hồ là người sáng lập và hướng dẫn Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã chỉ rõ: “Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Trong điều kiện mới, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”. Những năm qua, Mặt trận các cấp đã tập trung sức chăm lo xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và tăng cường sự đồng thuận xã hội thông qua nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả. Những yếu tố quan trọng để củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được phát huy, đó là: mở rộng dân chủ và giữ gìn kỷ cương, bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội; chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc, tinh thần tự lực tự cường xây dựng đất nước…Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc – động lực chủ yếu để đưa nước ta đi tới giàu mạnh, văn minh - đang được tiếp tục phát huy trong thời kỳ hội nhập.

Sức sống kỳ diệu của Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc mãi mãi bảo đảm thắng lợi bền vững cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trương Minh Thắng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.