Hỗ trợ người khuyết tật phát triển hòa nhập: Khi có sự vào cuộc từ nhiều phía
Những năm qua, Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn các tỉnh Dak Lak, Phú Yên, Quảng Trị, Cao Bằng và thành phố Hà Nội. Sự hỗ trợ này đã mang đến những kết quả hết sức thiết thực và đầy chất nhân văn đối với NKT, từng bước giúp họ phát triển và hòa nhập cộng đồng. Để rõ hơn về các hoạt động hỗ trợ nói trên, phóng viên Báo Dak Lak đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM DŨNG, Điều phối viên chương trình của Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam.
* Ông có thể cho biết những công việc, nội dung cụ thể mà Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam đã hỗ trợ cho NKT ở 5 tỉnh, thành thuộc vùng dự án trong gần 12 năm qua?
Ông Phạm Dũng trả lời phỏng vấn của phóng viên. |
* Ông đánh giá như thế nào về sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc phối hợp cùng Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam hỗ trợ NKT?
Sự tham gia của chính quyền các cấp cực kỳ quan trọng. Trong thực tiễn, chúng tôi đánh giá rất cao sự hỗ trợ, vào cuộc của các cấp chính quyền. Bởi, nếu không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì dù sự hỗ trợ từ bên ngoài có tốt đến mấy cũng khó có thể giúp các tổ chức NKT ở các tỉnh hoạt động tốt được. Chẳng hạn câu lạc bộ NKT ở Dak Lak hiện nay sẽ không thể nào hoạt động được nếu không có sự hỗ trợ của UBND tuyến xã là nơi trực tiếp đầu tiên và trên nữa là tuyến huyện, tuyến tỉnh vì những cơ quan này đề ra chính sách, chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó. Bên cạnh chính quyền thì các sở, ban, ngành, đoàn thể cũng có vai trò quan trọng vì bản thân các câu lạc bộ NKT, nhất là lúc mới hình thành không thể nào chèo lái được tổ chức của mình mà phải có sự hỗ trợ của các tổ chức khác. Một ví dụ cụ thể gần đây nhất là UBND huyện Cư M’gar (tỉnh Dak Lak) đã tổ chức sự kiện giao lưu thi đấu thể thao cho NKT. Trong sự kiện này, chúng tôi chỉ hỗ trợ một phần còn phía UBND huyện đứng ra tổ chức và đóng góp phần lớn về nguồn tài chính cũng như công tác chỉ đạo điều hành khác. Nói như thế để thấy sự đóng góp của chính quyền địa phương đã đem lại những hoạt động hết sức ý nghĩa đối với NKT trên địa bàn.
* Còn hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ NKT thì thế nào, thưa ông?
Đến thời điểm này các câu lạc bộ NKT đã hoạt động được 5 năm. Thực sự 5 năm là khoảng thời gian không dài so với lịch sử phát triển của một tổ chức, dù là câu lạc bộ nhưng họ cũng là một tổ chức bởi có cơ cấu, quy chế, quy định và nguyên tắc làm việc riêng của mình. Chính vì vậy, nếu nói là hoàn toàn yên tâm về các câu lạc bộ thì hơi có phần chủ quan. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật có thể nói, trong thời gian qua các câu lạc bộ NKT đã có bước khởi sắc và hoạt động tốt. Họ đã nhận thức được điều gì cần làm và phải làm như thế nào. Trên thực tế, NKT tìm đến CLB là bởi họ tìm thấy lợi ích của mình ở trong đó. Lợi ích ở đây chưa phải là vật chất nhưng ít ra đó cũng là sự cổ vũ, động viên về mặt tinh thần giúp cho họ có được niềm tin, xóa bỏ mặc cảm và vượt lên khó khăn của mình. Đặc biệt, thời gian gần đây các câu lạc bộ đã triển khai được chương trình hỗ trợ hội viên vay vốn. Qua đó, giúp cho rất nhiều hộ gia đình NKT thoát nghèo từ những đồng vốn rất nhỏ nhoi của dự án; rất nhiều trẻ khuyết tật đã được các Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để đến trường và rất nhiều thanh niên khuyết tật từ chỗ rất tự ti, mặc cảm đã tìm đến được với nhau thông qua hoạt động của câu lạc bộ… Đó là những kết quả hết sức nhân văn và thiết thực nhất cho NKT mà các câu lạc bộ đã làm được.
* Theo ông, những điểm mà các CLB chưa làm được là gì?
Chưa làm được là điều tất nhiên. Chưa làm được là vì họ chưa có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc đó cho tốt. Một số cái họ chưa làm được, đó là các câu lạc bộ chưa có kế hoạch phát triển dài hơi 5 năm, 7 năm thành một định hướng xuyên suốt. Thứ 2 là trong thực tế tổ chức các hoạt động, các sự kiện thì rõ ràng Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ vẫn còn một số lúng túng chưa thể tổ chức một cách chuyên nghiệp được. Rồi các kỹ năng vận động cộng đồng và chính quyền tham gia hỗ trợ NKT của họ cũng chưa được hoàn hảo. Đó là những cái hạn chế hiện nay của các câu lạc bộ, chúng tôi tin rằng nếu khắc phục được những điểm yếu này thì các câu lạc bộ, tổ chức NKT sẽ phát triển hơn rất nhiều.
* Vậy đấy có phải là những nội dung mà Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam sẽ hỗ trợ cho NKT trong thời gian tới không, thưa ông?
Chắc chắn rồi. Để giúp NKT nâng cao năng lực chúng tôi sẽ có rất nhiều hoạt động như: tập huấn, tổ chức giao lưu, thăm quan các mô hình hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó còn có những hoạt động tăng cường năng lực khác, như hội thảo… Song tựu chung lại, tất cả các hoạt động này đều hướng đến mục tiêu giúp cho NKT nâng cao năng lực, giúp cho các hội, câu lạc bộ NKT ổn định về tổ chức và phát triển một cách bền vững hơn.
* Xin cảm ơn ông!
Ý kiến bạn đọc