Chúng ta đang có gì...
Nhưng không đơn giản lại chính là ở cách làm, hiện vẫn chưa có một thống kê, rà soát cụ thể, bài bản, chính thức nào để có một báo cáo tổng hợp danh sách những mặt hàng chủ lực mà doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn thành phố làm được. Có lẽ cũng trăn trở về điều này, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải phân tích thêm: Buôn Ma Thuột ở vị trí đầu tàu, đàn anh, sản xuất công nghiệp của tỉnh phần lớn cũng tập trung trên địa bàn thành phố. Bởi vậy, thành phố cần quan tâm, chú ý khảo sát xem các sản phẩm công nghiệp chúng ta đang có là gì để biết được thực lực, khả năng của địa phương, trên cơ sở đó có hướng phát triển cũng như hỗ trợ doanh nghiệp. Tất nhiên dù chưa nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh ở ngay trên thị trường trong nước chứ chưa nói đến ở nước ngoài, nhưng càng như vậy càng phải rà soát, nắm bắt để trợ sức cho doanh nghiệp. Hội chợ - Triển lãm hàng công nghiệp Dak Lak lần thứ I-2014 được tổ chức vừa qua cũng phần nào mang chở thông điệp ấy. Cũng ngay tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải đề nghị Sở Công Thương nghiên cứu, quan tâm tổ chức loại hình hội chợ triển lãm này để giới thiệu, quảng bá cho những mặt hàng công nghiệp của tỉnh.
Ngẫm ra, cách đặt vấn đề và những trăn trở của Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Trọng Hải hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Đây cũng không chỉ là chuyện riêng của Buôn Ma Thuột, nhất là khi giữa tháng 2 vừa qua Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2025 với định hướng xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, mà còn là của nhiều địa phương khác. Và chắc chắn lại càng không phải là chuyện riêng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà của tất cả các lĩnh vực khác. Đó cũng là một cách để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, tạo được những bước đi đột phá hơn trong phát triển kinh tế - xã hội…
Đàm Thuần
Ý kiến bạn đọc