Multimedia Đọc Báo in

Đừng để "uổng công" người Việt "yêu" hàng Việt !?

10:29, 04/03/2014
Những ngày gần đây, thông tin về sự mù mờ đối với nguồn gốc xuất xứ của các loại nấm được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông.
 
Điều đáng nói là sự mù mờ trong nguồn gốc xuất xứ ấy của sản phẩm lại được phát hiện chủ yếu từ hệ thống siêu thị - vốn được coi là địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng tìm đến và giúp họ trở thành “người thông thái” hơn trong lựa chọn hàng hóa. Cụ thể là nhiều túi nấm như nấm đùi gà, nấm kim châm được đóng gói và trên bao bì ghi rõ nơi sản xuất là ở Việt Nam nhưng thực tình thì “made in”... không rõ nguồn gốc! Bởi theo các nhà chuyên môn nghiên cứu về nấm thì hiện Việt Nam mới chỉ trồng được một số loại nấm phổ biến như nấm hương, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo… Còn nấm đùi gà, nấm kim châm thì gần như không có cơ sở nào trong nước nuôi trồng được. Các loại nấm trên phát triển trong môi trường cực lạnh, muốn trồng được ở Việt Nam đòi hỏi đầu tư công nghệ lớn, giá thành sẽ rất cao.

Ấy là với nấm, người tiêu dùng có quyền nghi vấn, còn không biết bao nhiêu sản phẩm, đặc biệt là hàng thực phẩm cũng bị khai man “quốc tịch” như thế! Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có những tác động tích cực trong nhận thức cũng như thị hiếu mua sắm của người dân.  Theo đó, cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng, cải thiện hình thức mẫu mã của doanh nghiệp, hàng Việt Nam đã tìm được chỗ đứng và gây dựng được niềm tin của người tiêu dùng trong nước. Nhưng với sự gian dối, không rõ ràng về xuất xứ sản phẩm như trong câu chuyện về nấm, thật đáng thương cho người tiêu dùng khi lòng tin bị lạm dụng và cũng thật oan uổng cho thương hiệu “made in Việt Nam”. Điều đáng nói nữa là siêu thị - một kênh mua sắm hiện đại đã ít nhiều làm xấu đi hình ảnh của mình khi để lưu hành những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, cho dù sự lưu hành ấy là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan.

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.