Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi bị TNLĐ và bệnh nghề nghiệp
Hỏi: Xin cho biết trách nhiệm và mức bồi thường hoặc trợ cấp của người sử dụng lao động (SDLĐ) đối với người lao động (NLĐ) bị tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp như thế nào?
Trịnh Nga (Phường Tân Thành, TP. BMT)
Trả lời: Theo khoản 3 điều 107 Bộ Luật Lao động hiện hành và điểm b, khoản 1, Điều 11, Nghị định số 06 ngày 20-1-1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 110 ngày 27-12-2002) thì:
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp nếu nguyên nhân gây ra TNLĐ không do lỗi của người lao động theo kết luận của đoàn điều tra TNLĐ.
Mức bồi thường được quy định:
- Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp).
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%. Nếu suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đên 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
2. Nếu nguyên nhân gây ra TNLĐ do lỗi trực tiếp của NLĐ theo kết luận của đoàn điều tra TNLĐ hoặc NLĐ bị TNLĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở, hoặc bị tai nạn do nguyên nhân khách quan: thiên tai, hỏa hoạn, hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì mức trợ cấp được xác định như sau:
- Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do TNLĐ.
- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đên 10%; Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 0% đên 81% thì mức trợ cấp bằng 40% của mức bồi thường cùng tỷ lệ thương tật.
3. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường: là tiền lương theo hợp đồng lao động (Tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi xác định bệnh nghề nghiệp).
Tòa soạn
Ý kiến bạn đọc