Ý kiến trao đổi của tác giả
09:34, 09/11/2011
1. Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 5-7-2007 của Bộ Tư pháp
Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, tại Mục III (Hoạt động thu chi tiền thi hành án), ở tiểu mục 3.2 (Chi trả tiền thi hành án) quy định:
“Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền thi hành án, cơ quan thi hành án phải tiến hành chi trả các đối tượng được thi hành án theo thứ tự quy định tại Điều 51, Điều 52 của Pháp lệnh thi hành án dân sự và thu phí thi hành án theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19 - 5 - 2006 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và có biện pháp xử lý các khoản tiền, tài sản tồn đọng theo các hình thức sau đây:
3.2.1. Đối với những khoản tiền đã có báo gọi nhưng đương sự chưa đến nhận hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo mà đương sự không đến nhận, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đồng thời mở sổ theo dõi ghi thông tin về sổ tiết kiệm cùng với tên người được thi hành án, số ngày, tháng, năm của bản án hay quyết định thi hành án. Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày thông báo mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án làm thủ tục chuyển nộp sung công quỹ số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.
Đối với khoản tiền đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời ghi tên người được nhận; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định của Tòa án hay quyết định thi hành án. Phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho đương sự…”.
Như vậy, chỉ có những khoản tiền đã có báo gọi nhưng đương sự chưa đến nhận hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận; và khoản tiền đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm mới được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trong các lý do mà Chi cục Thi hành án dân sự huyện Buôn Đôn nêu ra không có các khoản được quy định tại Thông tư 06/2007. Việc bài báo nêu nghi vấn xung quanh việc cơ quan thi hành án gửi tiết kiệm vào ngân hàng số tiền thi hành án là hoàn toàn có cơ sở.
“Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền thi hành án, cơ quan thi hành án phải tiến hành chi trả các đối tượng được thi hành án theo thứ tự quy định tại Điều 51, Điều 52 của Pháp lệnh thi hành án dân sự và thu phí thi hành án theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19 - 5 - 2006 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và có biện pháp xử lý các khoản tiền, tài sản tồn đọng theo các hình thức sau đây:
3.2.1. Đối với những khoản tiền đã có báo gọi nhưng đương sự chưa đến nhận hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo mà đương sự không đến nhận, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đồng thời mở sổ theo dõi ghi thông tin về sổ tiết kiệm cùng với tên người được thi hành án, số ngày, tháng, năm của bản án hay quyết định thi hành án. Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày thông báo mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án làm thủ tục chuyển nộp sung công quỹ số tiền, tài sản đó vào Ngân sách Nhà nước.
Đối với khoản tiền đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời ghi tên người được nhận; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định của Tòa án hay quyết định thi hành án. Phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho đương sự…”.
Như vậy, chỉ có những khoản tiền đã có báo gọi nhưng đương sự chưa đến nhận hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận; và khoản tiền đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm mới được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trong các lý do mà Chi cục Thi hành án dân sự huyện Buôn Đôn nêu ra không có các khoản được quy định tại Thông tư 06/2007. Việc bài báo nêu nghi vấn xung quanh việc cơ quan thi hành án gửi tiết kiệm vào ngân hàng số tiền thi hành án là hoàn toàn có cơ sở.
2. Đại diện Chi cục Thi hành án dân sự huyện Buôn Đôn nêu rằng : “Chúng tôi khẳng định: trong công tác thi hành án của vụ án này tất cả mọi quy trình chuyên môn đã thực hiện là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, không có chuyện làm trái pháp luật nhằm mục đích vụ lợi”. Trong bài báo đã đăng không đề cập đến vấn đề “mục đích vụ lợi”, vì việc đó thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng. Nhân đây xin được bàn đến điều không bình thường trong việc thực hiên quy trình thi hành án. Khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án”. Sau khi nhận đơn yêu cầu thi hành án (nếu không có lý do để trả lại đơn yêu cầu), cơ quan thi hành án mới tiến hành các bước tiếp theo (như thông báo cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành, nếu không tự nguyện thì áp dụng biện pháp cưỡng chế; phát mãi tài sản; thanh toán tiền thi hành án theo thứ tự đã quy định...). Tuy nhiên trong trường hợp của ông Nguyễn Thành Nguyên, cơ quan Thi hành án đã làm ngược lại: sau khi hợp đồng bán đấu giá xong 3 lô đất của người phải thi hành án, cơ quan Thi hành án mới báo gọi các nguyên đơn làm đơn yêu cầu thi hành án, sau đó lại giải thích để một số người rút đơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho số tiền thi hành án bị tồn đọng trong một thời gian dài. (Nếu thực hiện đúng quy trình thì các việc: xác định những người đủ điều kiện được thi hành án, trả đơn yêu cầu thi hành án, đối chiếu công nợ... sẽ được giải quyết trước khi bán đấu giá tài sản). Vì sao cơ quan Thi hành án huyện Buôn Đôn lại thực hiện ngược quy trình như vậy? Đây là vấn đề cũng rất cần được làm rõ.
3. Trong bài báo đã đăng có một chi tiết không được đại diện cơ quan Thi hành án dân sự huyện Buôn Đôn lưu ý, đó là việc không thông báo cho người phải thi hành án cũng như trại giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù về khoản tiền thi hành án hơn 700 triệu đồng để ông Nguyễn Thành Nguyên có thêm điều kiện được hưởng chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước (giảm thời hạn phạt tù, đặc xá…) sớm trở về đoàn tụ với gia đình. Được biết, thời gian qua Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã quán triệt các quy định của pháp luật về đặc xá cho các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện trực thuộc để tuyên truyền, vận động thân nhân người đang chấp hành hình phạt tù nộp tiền, tài sản thay người phải thi hành án dân sự trong bản án hình sự; đồng thời phối hợp với các trại giam, trại tạm giam để thông báo, đôn đốc, hướng dẫn người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù nộp tiền, tài sản tại trại giam, trại tạm giam và cử chấp hành viên đến nhận… Thế nhưng ở đây tài sản của người phải thi hành án đã được phát mãi xong, cơ quan Thi hành án huyện Buôn Đôn đã thu được tiền thi hành án, song không hiểu vì sao lại
không thông báo cho ông Nguyên và cho trại giam biết, mà mãi cho đến 1 năm rưỡi sau, khi ông Nguyên được ra tù trước thời hạn (nhờ cải tạo tốt) đến cơ quan Thi hành án hỏi thì mới được biết sự việc?
Thế Nhân
Ý kiến bạn đọc