Multimedia Đọc Báo in

Có thu nhập từ 700 nghìn đồng/người/tháng trở xuống được xác nhận là hộ nghèo

07:12, 03/12/2015

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, có hiệu lực từ ngày 5-1-2016.

Cụ thể, hộ nghèo ở khu vực nông thôn được xác định là hộ có thu nhập từ 700 nghìn đồng/người/tháng trở xuống hoặc có thu nhập trên 700 nghìn đồng/người/tháng đến 1 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 3 trong số các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: tiếp cận dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ở khu vực thành thị, hộ nghèo được xác định là hộ có thu nhập từ đủ 900 nghìn đồng/người/tháng trở xuống hoặc có thu nhập trên 900 nghìn đồng/người/tháng đến 1,3 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 3 chỉ số trên trở lên.

Tiêu chí để xác định hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là có thu nhập bình quân trên 700 nghìn đồng/người/tháng đến 1 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 1 - 2 chỉ số; ở khu vực thành thị, hộ có thu nhập bình quân trên 900 nghìn đồng/người/tháng đến 1,3 triệu đồng/người/tháng và thiếu hụt từ 1 - 2 chỉ số được xác định là hộ cận nghèo.

Về tiêu chí để xác định hộ có mức sống trung bình, Quyết định này quy định hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/người/tháng - 1,5 triệu đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị là từ 1,3 triệu đồng/người/tháng - 1,95 triệu đồng/người/tháng.


G.N


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.