Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, nợ công không quá 65% GDP

16:23, 17/11/2016
Đây là một trong những mục tiêu được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
 
Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu duy trì nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; hằng năm có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%. 
 
Cũng đến năm 2020, tỉ trọng lao động có chứng chỉ đào tạo tăng lên khoảng 25%; tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống còn dưới 40%...
 
Để hoàn thành mục tiêu trên, cần thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn, trong đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước; ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể… 
 
Đặc biệt, cần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Trong đó, tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương; đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ; thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên thành tích, kết quả công việc; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.