Multimedia Đọc Báo in

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống

08:18, 01/06/2019

Những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Đắk Lắk đã có buổi trao đổi với Tiến sĩ VƯƠNG HỮU NHI, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh (gọi tắt là Liên hiệp hội) trong Chương trình “Dân hỏi – Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời”.

°Xin ông cho biết những kết quả nổi bật trong hoạt động của Liên hiệp hội trong thời gian vừa qua?

- Thời gian qua, Liên hiệp hội đã có bước phát triển mạnh về tổ chức, cơ bản thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức chính trị - xã hội và đã có nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, Liên hiệp hội có 22 hội thành viên và trung tâm trực thuộc với hơn 15.000 hội viên hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

Với chức năng tập hợp, đoàn kết lực lượng trí thức khoa học công nghệ, Liên hiệp hội đã huy động được các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ như: tham gia Ban Chỉ đạo của tỉnh về xây dựng Chương trình phát triển cà phê bền vững, Chỉ dẫn địa lý thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột; tham gia Hội đồng tư vấn về kinh tế - xã hội và khoa học giáo dục của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; tham gia thẩm định các đề án điều chỉnh quy hoạch chung các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh... Liên hiệp hội và các hội thành viên đã tham gia tích cực trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; hằng năm chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tỉnh; chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, Liên hiệp hội còn tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học công nghệ, giới thiệu các mô hình ứng dựng tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả cao để nhiều người tham khảo, nhân rộng.

°Được biết, Liên hiệp hội có nhiều tổ chức, hội thành viên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ thực tế hoạt động của các đơn vị trong Liên hiệp hội, ông đánh giá thế nào về hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta?

- Từ thực tiễn hoạt động của các hội thành viên trong lĩnh vực nông nghiệp, tôi nhận thấy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã và đang góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích sản xuất, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và thúc đẩy tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp có tính ứng dụng cao đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ phản biện về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và Trường Trung cấp Mần non Đắk Lắk.
Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ phản biện về việc sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và Trường Trung cấp Mần non Đắk Lắk.

Trong quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, không chỉ công nghệ sinh học mà cơ giới hóa cũng được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là cơ hội quý giá với các tiềm năng ứng dụng mới như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất; công nghệ sinh học giúp giải mã nhanh các hệ gen tạo ra những giống cây trồng mới chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; công nghệ vật liệu nano giúp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo đặc tính của các vi sinh vật trong đất và giúp bảo quản nông sản tốt hơn, tăng chất lượng và hạn sử dụng... Ngoài ra, những ứng dụng khác như công nghệ in 3D, Robot giúp thay thế lao động chân tay, tăng năng suất, giảm giá thành...

Tuy nhiên, hạn chế hiện nay ở tỉnh ta là về nhận thức, trở ngại về vốn và phương thức chuyển giao giúp người nông dân làm chủ công nghệ. Không ít mô hình, đề tài, dự án sau khi kết thúc lại không thể duy trì và nhân rộng.

°Với vai trò nhiệm vụ của mình, Liên hiệp hội có những hoạt động gì để phát huy tính năng động sáng tạo của hội viên cũng như khuyến khích người dân tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thưa ông?

- Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hằng năm, UBND tỉnh giao cho Liên hiệp hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh. Đây là "sân chơi" rất thiết thực và bổ ích để khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy lao động, sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật; thúc đẩy phong trào thi đua sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào học tập, lao động sản xuất và đời sống...

°Xin cảm ơn ông!

Lan Anh (thực hiện)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.