Multimedia Đọc Báo in

Đơn “xin học” của nhà thơ Nguyễn Bính

09:48, 11/03/2012

Nhà thơ Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính (1918-1966) quê ở Vụ Bản, Nam Định. Ông sớm mồ côi cha mẹ, tự học ở nhà, làm thơ từ lúc 13 tuổi. Sinh thời, Nguyễn Bính là người rất đa cảm, đa tình. Chính vì thế ông rất dễ yêu. Phải chăng sự thăng hoa của tình yêu đã chắp cánh cho thơ tình của ông hay và lãng mạn! Thơ của thi sĩ viết về những mối tình mộc mạc, chân quê… Năm 1960 Nguyễn Bính đã ngoại tứ tuần nhưng “ngọn lửa” tình vẫn bừng cháy, nhất là khi gặp những cô gái đẹp. Một lần nhà thơ đi thực tế ở một Trường PTTH gặp một cô giáo. Vẻ đẹp thánh thiện của cô đã “hút hồn” thi sĩ. Sau bao đêm trăn trở, ông viết “đơn xin học” bằng thơ mong có cớ tiếp cận người đẹp!

“Ước gì tôi được quen cô giáo

Để đến theo cô học vỡ lòng

Chỉ sợ trò đông bàn ghế chật.

Tuổi nhiều cô có nhận cho không?

Nếu cô đồng ý nhận cho tôi

Tôi sẽ theo cô đến suốt đời

Suốt đời tôi chỉ theo một lớp

Suốt đời tôi học lớp cô thôi”.

Sáng hôm sau ông đọc thơ cho bạn nghe. Ông bạn cười khoái trá, nói: “Đúng là lá đơn xin học bằng thơ, độc đáo và hay nhất mà tôi được nghe!”. Không hiểu lá đơn này có đến tay cô giáo trẻ hay không? Nếu có thì chỉ 2 người trong cuộc mới biết.

Phạm Duy (st-bs)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.