Multimedia Đọc Báo in

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú qua đời

23:09, 24/05/2013

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú đã trút hơi thở cuối cùng vào 17 giờ ngày 20-5 tại bệnh viện 108 sau hơn 13 năm chống chọi với bệnh run chân tay. Bà hưởng thọ 72 tuổi.

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú sinh ngày 25-12-1942 tại Hà Nội. Bà khởi nghiệp từ một cô giáo dạy cấp 2 tại Sơn Tây. Vừa dạy học vừa viết văn, sau đó Nguyễn Thị Ngọc Tú được đi học khóa I Trường Viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam. Những năm 1965-1967, khi miền Bắc đang trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, bà trở thành phóng viên báo Vùng Mỏ thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Rời tờ báo đất mỏ, Nguyễn Thị Ngọc Tú về làm phóng viên, biên tập viên của tuần báo Văn Nghệ và sau đó làm Tổng Biên tập tạp chí Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam. 

Nhắc tới tên Nguyễn Thị Ngọc Tú, người ta nhớ đến lượng tác phẩm đồ sộ như: Huệ (Tiểu thuyết, 1964); Người hậu phương (truyện ngắn, 1966); Đất làng (Tiểu thuyết, 1974); Buổi sáng (Tiểu thuyết, 1976); Ngõ cây bàng (Tiểu thuyết, 1980); Câu chuyện dưới tán lá rợp (truyện ngắn, 1982); Những dấu chân phía chân trời (truyện ngắn, 1983); Hạt mùa sau (Tiểu thuyết, 1984); Giã từ mùa đông (Tiểu thuyết, 1989); Khoảng trời phía sau nhà (truyện ngắn, 1989); Chỉ còn anh và em (Tiểu thuyết, 1990); Hai người và những con sóng (Tiểu thuyết, 1992); Cỏ ấm (truyện ngắn, 1998)…

Bà từng được  nhận Giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ năm 1962 với truyện ngắn Một đứa trẻ; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1985 với tiểu thuyết Hạt mùa sau, Giải B Văn học công nhân 1998 với tiểu thuyết Hai người và những con sóng. Đặc biệt,  Chỉ còn anh và em được nhiều người yêu thích, có ý kiến cho rằng cuốn tiểu thuyết viết về mối tình giữa Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ… Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú cũng là mẹ của nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ.

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I năm 2001.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.