Multimedia Đọc Báo in

Phun trào núi lửa có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp

15:48, 18/04/2010

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết: đợt phun trào của núi lửa Eyjafjallajokull (Iceland) đã gây tê liệt giao thông hàng không ở châu Âu và cũng có thể gây ra các triệu chứng về đường hô hấp cho người dân.

 

Cơ quan y tế Liên hiệp quốc cảnh báo các hạt mịn trong đám mây tro không có hại miễn là các hạt vẫn còn trong không khí, nhưng sẽ xảy ra nhiều vấn đề nếu các hạt đó rơi xuống đất. Trong một tuyên bố vừa qua, WHO cho rằng, khoảng một phần tư các hạt tro có kích thước nhỏ hơn 1/10 micro được cho là gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho con người vì các hạt đó có thể xâm nhập sâu vào trong phổi.

 

"Nếu mọi người đang ở bên ngoài và cảm thấy khó chịu ở cổ họng, phổi, chảy nước mũi, mắt ngứa, thì họ nên trở về nhà và giới hạn các hoạt động ngoài trời."
Một chuyên gia Anh về bệnh hô hấp cho biết tro rơi vào nước Anh đã không gây ra thiệt hại nhiều.
Theo Ken Donaldson, giáo sư về độc tính đường hô hấp, thuộc trường Đại học Edinburgh cho biết: "Có một hiệu ứng pha loãng lớn trong khí quyển khi tro được phát tán bằng gió có nghĩa là số lượng tro tiến vào đất liền là rất nhỏ".

Những hành khách bị hoãn chuyến bay vì khói bụi của núi lửa tại sân bay Sheremerevo, Moscow. Ảnh: Rferl
Những hành khách bị hoãn chuyến bay vì khói bụi của núi lửa tại sân bay Sheremerevo, Moscow. Ảnh: Rferl

WHO cho biết thêm, những người bị hen suyễn hoặc các vấn đề về đường hô hấp nên dùng "biện pháp phòng ngừa bình thường" như tránh tập luyện thể thao cường độ cao…
Giáo sư Donaldson đồng ý rằng những người bị bệnh phổi nên ở trong nhà cho đến khi có sự thay đổi mức độ hạt trong không khí. Các đợt phun trào núi lửa vào ngày thứ tư vừa qua, đã làm tê liệt trong việc đi du lịch ở châu Âu bằng đường hàng không kể từ khi cuộc tấn công 11-9 chín năm trước đây.

Hoàng Gia

(Theo Reuters)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.