Vẫn vô tư nhả khói !
15:37, 04/06/2010
Thành đang cầm điếu thuốc trên tay thì cô con gái lên bảy tuổi nói: “Bố làm cả nhà phải hút thuốc lá rồi đấy!”. Dập vội điếu thuốc vào gạt tàn, Thành bối rối: “Rút kinh nghiệm, lần sau bố không tái phạm nữa!”. Có lẽ câu chuyện trên không còn lạ đối với nhiều người, bởi ngay cả nơi công cộng không ít người vẫn vô tư nhả khói thì ở nhà có ngại chi.
Con số nghiên cứu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra với hơn 20 triệu người ở Việt Nam hút thuốc, trong đó 95% có thói quen hút thuốc lá tại nhà là một minh chứng xác thực nhất. Qua các phương tiện truyền thông, gần như ai cũng nhận thức được hút thuốc lá có hại đến sức khỏe, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh ung thư phổi, vòm họng, thanh quản, xơ vữa động mạch, có khi dẫn đến tai biến mạch máu não… Không những vậy, khói thuốc còn tác động nguy hại đến sức khỏe của người khác, nhất là trẻ em khi phải hút thuốc thụ động.
Thế nhưng để đi đến hành động bỏ thuốc lá thì không phải ai cũng làm được. Theo một nghiên cứu của WHO tiến hành vào năm 2003, có 71% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình ít nhất một người hút thuốc; gần 60% trẻ em ở tuổi thiếu niên thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở nhà. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thuốc lá còn là gánh nặng kinh tế với cá nhân, gia đình, xã hội. Một nghiên cứu của WHO cũng được công bố vào năm 2003 đó là mỗi năm tổng số tiền mua thuốc lá ở Việt Nam ước tính hơn 8.000 tỷ đồng, tương đương với 2,4 triệu tấn gạo, đủ nuôi 15,6 triệu dân trong một năm. Ba năm sau, một nghiên cứu tương tự cho kết quả số tiền mua thuốc lá cả nước đã lên gần 14.000 tỷ đồng! Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40 ngàn người chết do hút thuốc lá cùng hàng ngàn người nhiễm bệnh do hít phải khói thuốc; chi phí cho một số bệnh phổ biến nhất do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, nhồi máu cơ tim… cũng lên đến con số cả nghìn tỷ đồng!
Những năm qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm phòng chống, giảm tác hại của thuốc lá, và mới đây, ngày 21-8-2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1315/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do khói thuốc lá gây ra. Theo đó, từ 1-1-2010 nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, các khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng; từng bước tiến tới cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong năm 2010. Thế nhưng, đã gần nửa năm sau khi Quyết định có hiệu lực, người ta vẫn vô tư nhả khói ngay cả những nơi cần môi trường trong lành như bệnh viện, công viên, một số cơ quan Nhà nước. Điều đó khiến mọi người không thể không đặt ra câu hỏi, phải chăng việc thực thi chưa nghiêm do còn thiếu chế tài xử phạt đủ mạnh hay từ sự thiếu tinh thần trách nhiệm của người sử dụng thuốc lá. Quả thực, để một quy định đi vào thực tiễn cuộc sống không phải trong ngày một ngày hai, hơn nữa, thói quen hút thuốc lá là không dễ dàng từ bỏ, chính vì vậy, thiết nghĩ, ngoài việc nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ nghiêm quy định của Nhà nước, thì những người đang hút thuốc lá cần quyết tâm để có thể sẵn sàng từ bỏ một thói quen vốn có hại đến sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Thế nhưng để đi đến hành động bỏ thuốc lá thì không phải ai cũng làm được. Theo một nghiên cứu của WHO tiến hành vào năm 2003, có 71% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình ít nhất một người hút thuốc; gần 60% trẻ em ở tuổi thiếu niên thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở nhà. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thuốc lá còn là gánh nặng kinh tế với cá nhân, gia đình, xã hội. Một nghiên cứu của WHO cũng được công bố vào năm 2003 đó là mỗi năm tổng số tiền mua thuốc lá ở Việt Nam ước tính hơn 8.000 tỷ đồng, tương đương với 2,4 triệu tấn gạo, đủ nuôi 15,6 triệu dân trong một năm. Ba năm sau, một nghiên cứu tương tự cho kết quả số tiền mua thuốc lá cả nước đã lên gần 14.000 tỷ đồng! Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40 ngàn người chết do hút thuốc lá cùng hàng ngàn người nhiễm bệnh do hít phải khói thuốc; chi phí cho một số bệnh phổ biến nhất do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, nhồi máu cơ tim… cũng lên đến con số cả nghìn tỷ đồng!
Những năm qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp nhằm phòng chống, giảm tác hại của thuốc lá, và mới đây, ngày 21-8-2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1315/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do khói thuốc lá gây ra. Theo đó, từ 1-1-2010 nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, các khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng; từng bước tiến tới cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong năm 2010. Thế nhưng, đã gần nửa năm sau khi Quyết định có hiệu lực, người ta vẫn vô tư nhả khói ngay cả những nơi cần môi trường trong lành như bệnh viện, công viên, một số cơ quan Nhà nước. Điều đó khiến mọi người không thể không đặt ra câu hỏi, phải chăng việc thực thi chưa nghiêm do còn thiếu chế tài xử phạt đủ mạnh hay từ sự thiếu tinh thần trách nhiệm của người sử dụng thuốc lá. Quả thực, để một quy định đi vào thực tiễn cuộc sống không phải trong ngày một ngày hai, hơn nữa, thói quen hút thuốc lá là không dễ dàng từ bỏ, chính vì vậy, thiết nghĩ, ngoài việc nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ nghiêm quy định của Nhà nước, thì những người đang hút thuốc lá cần quyết tâm để có thể sẵn sàng từ bỏ một thói quen vốn có hại đến sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Lê Hương
Ý kiến bạn đọc