Multimedia Đọc Báo in

Phát minh mới

Tàu lặn chạy bằng sức người đầu tiên trên thế giới

10:11, 04/08/2010

Đó là chiếc tàu lặn có tên Scubster của nhà thiết kết Stephane Rousson và nhóm kỹ sư đại học ở miền nam nước Pháp. Đây là dạng tàu lặn cá nhân, có hình dáng như một quả rocket.

Scubster được làm toàn bộ bằng sợi cacbon, có thể di chuyển với vận tốc tối đa 10km/giờ, lặn sâu 5m. Để tàu di chuyển, người điều khiển sẽ dùng chân đạp lên hai bàn đạp để làm quay chân vịt ở hai bên thân tàu, trong khi hệ thống điều khiển trong khoang sẽ giúp tàu hướng lên - xuống, sang phải - trái hoặc bẻ góc, tiến hoặc lùi...
Điều thú vị là có một kỹ sư người Việt tham gia vào dự án chế tạo tàu lặn này, Trương Minh Lộc. Theo Gizmag, nhóm của Lộc sẽ đưa Scubster tham dự cuộc đua tàu lặn quốc tế diễn ra tại Trung tâm tác chiến trên biển của hải quân Mỹ (NSWC), bang Maryland vào tháng 1-2011 tới.

 

Robot cá dẫn đường
Từ ý tưởng về Error! Bookmark not defined. giúp con người quan sát loài cá trong điều kiện tự nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu chế tạo robot hướng dẫn các đàn cá ra khỏi vùng nguy hiểm, chẳng hạn khu vực vịnh Mexico đang bị ảnh hưởng bởi dầu tràn.
Tiến sĩ Maurizio Porfiri thuộc Viện bách khoa Trường ĐH New York (Mỹ), một người rất say mê toán học và động vật, cho biết nhóm của ông đang sáng chế một robot “cá dẫn đường”.
Thử thách lớn nhất mà nhóm phải vượt qua là tìm ra giải pháp để robot thể hiện khả năng “lãnh đạo”. Khả năng này theo phát hiện của nhóm là: bơi nhanh, lao nhanh theo nhiều hướng để thu hút chú ý.
“Không chỉ biết bơi nhanh như cá, nó còn phải giống một con cá thực sự và được cá chấp nhận là đồng loại”, Porfiri nói.
Nhóm của Porfiri đã chế tạo được một mẫu robot như thế và đang cho nó “sống” chung với bầy cá ở phòng thí nghiệm. Hiện nhóm đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện robot để sớm đưa nó vào ứng dụng thực tế.
 

Miếng dán thay kim tiêm
Một loại miếng dán trên da cho phép văcxin được hấp thụ qua da, không đau đớn có thể thay thế những mũi kim tiêm thuốc chống cảm cúm trong 5 năm nữa, theo AFP ngày 19-7.
Miếng dán chứa hàng trăm kim chỉ dài 0,65mm xâm nhập lớp biểu bì và sau đó tan ra, phóng thích một liều văcxin chống bệnh cảm cúm. Bệnh nhân sử dụng miếng dán có thể tự tiêm thuốc cảm cúm.
Phương pháp này cũng cho phép hàng triệu người được tiêm chủng tại các nước đang phát triển, nơi thiếu các nhân viên y tế.
Miếng dán được thử nghiệm thành công nơi động vật, các nhà nghiên cứu dự kiến sắp thử nghiệm ở người.
Do các kim nhỏ xíu trên miếng dán tan ở dưới da nên sẽ không có nguy cơ những mũi kim nhọn bị bỏ lại, do đó có thể ngăn ngừa được nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc viêm gan siêu vi.
 

T.N (st)

 


Ý kiến bạn đọc